Bật mí cách nấu mì vịt tiềm đến đầu bếp cũng gật gù tán thưởng

Mỗi du khách khi đến Việt Nam thì đều không thể không thưởng thức món mì vịt tiềm. Mấy năm gần đây, món ăn này đã trở thành đại diện cho nền ẩm thực phong phú của nước ta.

Chình vì vậy mà các du khách nước ngoài đều háo hức được thưởng thức chúng. Món ăn là sự hòa trộn của nhiều nguyên liệu và gia vị tạo thành sự độc đáo riêng. Vừa bắt mắt lại ngon miệng và bổ dưỡng.

Cách nấu mì vịt tiềm

Cách nấu mì vịt tiềm

Tuy vậy, có nhiều người vẫn chưa được thưởng thức món ăn này đúng vị nhà hàng. Vậy tại sao bạn không thử cách nấu mì vịt tiềm dưới đây để chiêu đãi mọi người nhỉ?

1. Bí quyết nấu mì vịt tiềm ngon chuẩn nhà hàng

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu chính

  • Đùi vịt: 7 cái
  • Xương cổ lợn: 1 cân
  • La hán quả: 1 trái
  • Cánh hồi: 2-3 hoa
  • Vỏ quýt khô: 1 miếng đủ dùng
  • Nấm đông cô: 6-7 tai
  • Đinh hương : 2g
  • Thục địa: 20g. Nguyên liệu này giúp nước dùng ngọt và có màu đẹp. Bạn mua chúng tại các hiệu thuốc Đông y.
  • Thảo quả chín: 2 trái
  • Hoa tiêu giúp khử mùi hôi của vịt: 2g

Nguyên liệu ướp

  • Gừng già: 1 nhánh
  • Hành khô: 4-5 củ. Chọn loại hành ta cho thơm
  • Xì dầu: 2-3 thìa
  • Sả tươi: 4 cây
  • Riềng già: 1 củ to
  • Cải ngọt: 1 bó
  • Mì trứng
  • Các gia vị tẩm ướp khác: Muối, đường, hạt nêm,….

1.2 Chi tiết các bước nấu mì vịt tiềm

Bước 1: Sơ chế và hầm xương

– Đem xương rửa với nước muối loãng cho sạch. Ngâm xương chừng 2-3p cho hết bẩn. Sau đó vớt ra đem rửa lại vài lần cho sạch hẳn.

Đun nước hầm xương

Đun nước hầm xương

– Đun sôi nước trên bên. Khi nước sôi mang xương vào trụng sơ. KHi thấy thịt đã se lại thì vớt ra rửa cho sạch bẩn bám trên xương.

– Cho xương cùng 5l nước vào ninh trên bếp. Ninh chừng 2 tiếng là xương nhừ. Chất ngọt ở tủy cũng ra hết. Khi ninh dùng thìa hớt bọt để nước dùng được trong.

– Để làm được điều này thì bạn không đậy nắp nồi và thường xuyên hớt bọt. Như vậy nước dùng mới trong được.

– Vịt thường có mùi hôi. Nhất là ở các gốc lông. Do đó bạn phải làm cho sạch. Dùng muối hạt chà toàn thân vịt cả trong và ngoài. Sau đó ngâm trong 15-20p để mùi hôi ra hết. Rửa lại thật sạch với nước.

– Đùi vịt đem lọc bỏ mỡ. Mỡ vịt vừa làm món ăn hôi mà cũng khá mất thẩm mĩ nữa.

– Đem gừng giã nhuyễn rồi trộn cùng 1 nhúm muối trắng và 20ml rượu nếp. Mang hỗn hợp này chà toàn thân vịt và ướp trong 45p cho hết hôi hoàn toàn. 

Vị thuốc bắc

Vị thuốc bắc

Sơ chế thuốc bắc

– Lấy 2 bát sạch ngâm riêng nấm và vỏ quýt khô. Sau đó mang rửa sạch và thái sợi nấm.

– La hán chín bạn bóp dập để khi nấu ra được nước ngọt. 

– Các nguyên liệu dậy mùi như hoa hồi, hoa tiêu, thảo quả hay đinh hương bạn đem rửa cho sạch bụi. Rồi cho vào chảo rang thơm lên là được.

Sơ chế gia vị

– Hành khô đem bỏ vỏ và để nguyên củ. Củ nào to thì bạn cắt đôi.

– Sả bỏ bẹ già, gốc, rửa sạch rồi đập dập và cắt khúc.

– Riềng cạo vỏ rồi thái lát mỏng.

– Đun dầu sôi trên bếp. Khi dầu nóng già cho sả, hành, riềng vào phi thơm. Đến khi đã ngả vàng thì bạn ớt ra cho ráo dầu.

– Sau khoảng 90p ninh xương thì bạn thả sả, hành, riềng vào nồi nước và đun tiếp cho nước thơm.

Bước 2: Tiến hành thực hiện

– Lấy xì dầu xoa lên toàn thân vịt. Chú ý chỉ xoa lớp da thôi. Thoa vào lớp thịt sẽ làm thịt bị đen mất thẩm mĩ. Cũng không nhúng vịt vào xì dầu nhé!

– Ướp vịt trong 5p. Sau đó dùng dầu vừa phi sả, riềng hành để chiên vịt cho thơm. Riêng vịt khi chiên muốn chín đều và ngon thì phải chiên ngập dầu. KHi vịt đã vàng tới thì vớt ra và để cho ráo dầu.

– Chuẩn bị sẵn 1 nồi nước sôi để khi vịt chiên xong thì đem đi chần. Vừa giúp thịt săn lại vừa bớt dầu mà lại có màu đẹp mắt.

– Nồi nước dùng khi ninh được 2 tiếng rồi thì bạn cho 1 chút muối và 1 chút đường phèn vào cho vừa miệng ăn. Bạn cứ theo công thức 5l nước dùng thì cho 20g muối và 40g đường mà điều chỉnh. Sau đó cho đùi vịt đã làm sạch, nấm đông cô thái sợi và thuốc bắc vào. Ninh nhỏ lửa chừng 30p nữa là được nồi nước dùng.

Hoàn thành món mì vịt tiềm

Hoàn thành món mì vịt tiềm

– Nếm lại 1 lần nữa nước dùng cho vừa miệng. Nêm nếm thêm hạt nêm, dầu hào và 1 chút muối nhé!

– Mì trứng luộc trong nước sôi chừng 1-2p rồi vớt ra. Khi luộc cho thêm dầu ăn vào cho mì mềm hơn.

– Cải ngọt sau khi đã làm sạch thì trụng với nước sôi 1-2p cho tái.

– Lấy 1 bát tô sạch cho mì trứng, cải, đùi vịt và nấm đông cô vào. Lấy nước dùng tưới lên món mì và thưởng thức.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn nấu mì vịt tiềm phong cách người Hoa

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • 300g xương lợn
  • Nửa cân thịt vịt
  • 2 cánh hoa hồi
  • 80g tai nấm đông cô
  • Đinh hương, thanh quế, tiêumỗi loại 5g
  • 1 củ gừng già
  • 10g cam thảo
  • 1 bó cải thìa to
  • 3 cuộn mì
  • 2 thìa rượu nếp
  • 3 thìa dầu ăn
  • 80ml nước tương
  • 80g đường cát
  • 40g hạt nêm ngon
Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu chuẩn bị

2.2 Chi tiết các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế vịt

Thịt vịt thì chà cùng rượu trắng và gừng giã nhuyễn để bớt mùi hồi. Sau đó rửa nhiều lần với nước lạnh cho sạch hẳn. Tiếp tục mang vịt ướp cùng hạt nêm (20g), đường cát (60g), nước tương (60ml), tiêu sọ xay (5g). Ướp trong 15p cho ngấm gia vị.

Sơ chế vịt

Sơ chế vịt

Muốn thịt vịt khi nấu mì không bị bở thì bạn chiên vịt qua đi. Đun nóng dầu ăn trên bếp. Đợi dầu sôi thì cho vịt vào. Chiên tới khi da vịt vàng ruộm là được.

Lúc chiên bạn nên để lửa vừa. Vì khi chiên to lửa, mỡ bị cháy ảnh hưởng đến mùi vị của vịt. Đồng thời vịt chỉ chín bên ngoài thôi, còn bên trong vẫn sống.

Rau cải nhặt sạch, bỏ rễ rồi rửa sạch. Nấm đông cô bỏ chân rửa sạch. Cả 2 loại để riêng cho cháo nước.

Nấu nước hầm xương

Nấu nước hầm xương

Bước 2: Tiến hành nấu

Xương lợn bạn đem rửa sạch rồi đun qua nước sôi chừng 5p cho sạch bẩn. Mang xương đi rửa lại 1 lần nữa và đổ hết nước bẩn đi.

Rang gừng và thảo mộc trên chảo đến khi dậy mùi thơm. Thả gừng và thảo mộc đã rang vào nồi xương. Đổ thêm 1,5l đến 2l nước để ninh xương cho nhừ. Ninh trong 45p cho nước dùng thơm, ngọt và xương nhừ.

Lấy nước dùng đó hầm với thịt vịt và nấm đông cô. Hầm trong 45p cho nước dùng đậm vị thì nêm nếm gia vị. Thêm 20ml nước tương, đường và hạt nêm mỗi loại 20g vào đun thêm 5p thì tắt bếp. Lượng gia vị bạn ăn chỉnh cho vừa miệng nhé!

Trong khi đợi nước dùng được thì bạn đem cải trụng với nước sôi cho chín tái rồi để ráo nước. 

Cách ăn mì vịt tiềm của người Hoa khá giống chúng ta. Đầu tiên cũng trụng mì với nước sôi cho chín. Sau đó cho mì vào bát cùng cải thìa. Cuối cùng cho nước dùng vào và ăn nóng là được.

3. Kết bài

Như vậy đã bạn hoàn thành cách nấu mì vịt tiềm đúng chuẩn nhà hàng rồi đấy! Quả thực món ăn này có cầu kỳ về nguyên liệu và thời gian nấu. Nhưng bù lại bạn sẽ có được món ăn ngon không cưỡng được. Ăn 1 tô lại muốn ăn tô nữa đấy!

Cập nhật 30/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)