Cách luộc vịt ngon, không còn mùi hôi – ngon như ngoài hàng

Nhiều người cho rằng, luộc vịt là cho vịt vào nồi nước luộc chín là xong. Nếu như thế thì các nhà hàng hay quán ăn sẽ chẳng bao giờ thu hút được cách nữa bởi ai cũng biết làm vịt luộc rồi. Điều quan trọng là bạn phải chon vịt như thế nào, nêm nếm gia vị khi luộc vịt làm sao rồi canh lửa như thế nào để thịt vịt chín tới, ngon ngọt, không có mùi hôi.

Cách luộc vịt ngon

Cách luộc vịt ngon

Thấu hiểu điều đó, chúng mình sẽ chia sẽ với các bạn cách luộc vịt ngon, không còn mùi hôi đặc trưng mà các nhà hàng thường hay áp dụng nhé!

1. Hướng dẫn luộc vịt ngon mềm, ngọt 

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Vịt tươi: 1 con ( khoảng 2 – 2,5 kg)
  • Gừng già: 2 củ
  • Hành tím 1 củ
  • Giấm gạo, rượu trắng để khử mùi hôi của vịt

Bí quyết chọn vịt ngon

Nguyên liệu chính của món vịt luộc chính là thịt vịt. Vì thế khâu chọn thịt vịt của bạn phải thật chú ý nhé! Bạn phải chọn những con vị ngon, còn sống, di chuyển linh hoạt, không bị rù là tốt nhất. Còn dùng vịt đông lạnh thì thịt sẽ không dai và ngọt như vịt tự nhiên.

Nguyên liệu cho món vịt luộc

Nguyên liệu cho món vịt luộc

Những con vịt được chọn là những con trưởng thành, không quá già cũng không quá non. Ức đầy, da cổ, da bụng dày, đủ lông đủ cánh. Vì những con vịt này không những dễ làm lông mà còn có độ dai và ngọt lý tưởng nhất.

Bạn cũng không nên chọn vịt quá béo vì khi luộc mỡ ra nhiều ăn sẽ rất dễ ngán. Càng không nến chọn vịt non vì thịt mềm không dai lại nhiều lông măng, rất khó làm sạch. Vịt già quá thì thịt lại quá dai làm mất đi độ ngọt tự nhiên của thịt.

1.2 Chi tiết các bước luộc vịt

Bước 1: Thực hiện sơ chế vịt

Nếu dùng vịt sống thì bạn có thể nhờ người bán hàng làm sạch lông hộ rồi về nhà sơ chế lại hoặc bạn tự làm tại nhà cũng được.

Khâu sơ chế vịt rất quan trọng

Khâu sơ chế vịt rất quan trọng

Vịt sau khi cắt tiết thì nhúng vào nước sôi để làm sạch lông hoàn toàn. Nếu khi làm lông thấy các lỗ chân lông có màu đen thì phải nặn hết ra. Chất đen này là nguyên nhân khiến vịt có mùi hôi đấy!

Xử lý Phao câu

Thủ phạm chính gây ra mùi hôi tanh của vịt khi nấu ăn chính là phao câu. Do đó, tốt nhất bạn nên cắt bỏ phao câu và bỏ đi vì nó không nhưng ảnh hưởng tới hương vị của món ăn mà còn không có lợi cho sức khỏe nữa. Và bạn cũng cần lưu ý bóc bỏ phần lưỡi bẩn trong mỏ vịt ra nhé!

Sau khi làm sạch bên ngoài thì bạn mổ bụng rồi lấy hết lòng ra ngoài. Tùy vào sở thích mà bạn có thể làm sạch lòng rồi cho vào luộc cùng hoặc làm sạch rồi để riêng xào cùng miến, giá đỗ, đậu cô ve hay hoa thiên lý,…

Bước 2: Xử lý mùi hôi của thịt vịt

Mặc dù bạn đã nhặt sạch lông, cắt bỏ phao câu và làm sạch các chất bẩn trong lỗ chân lông vịt nhưng thịt vịt vẫn có mùi đặc trưng. Nếu không được làm sạch thì sẽ có mùi rất khó chịu.

Thịt vịt sau khi luộc có màu sắc và hương vị thơm ngon

Thịt vịt sau khi luộc có màu sắc và hương vị thơm ngon

Bạn dùng muối hạt loại to chà sát toàn thân vịt vừa để đỡ mùi lạ vừa hết lông măng. Sau đó rửa lại với nước sạc nhiều làn. Tiếp tục cắt vài lát gừng chà xát từ trong ra ngoài con vịt lần nữa cho sạch mùi hôi hoàn toàn. Gừng có tác dụng khử mùi hôi của vịt rất hiệu quả  và còn giúp thịt vịt thơm hơn khi luộc

Cẩn thận hơn thì bạn dùng rượu trắng, rượu gừng hoặc giấm gạo để làm sạch thịt vịt rồi rửa lại với nước lạnh nhiều lần. Chắc chắn thịt vịt khi đó không còn chút mùi hôi nào luôn.

Bước 3: Tiến hành luộc vịt

Vịt luộc có ngon hay không phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu chính và cách luộc vịt. Đầu tiên bạn đun sôi một nồi nước trên bếp (chú ý lượng nước đủ để ngập hết con vịt).

Tiếp đó bạn cho 1 củ gừng đã đập giập vào hoặc 1 củ hành tím nướng thơm hay 1 củ gừng nướng vào cùng. Những nguyên liệu trên sẽ giúp món thịt vịt của bạn có mùi thơm hấp dẫn hơn rất nhiều.

Cách chặt và sắp đĩa vịt là một nghệ thuật

Cách chặt và sắp đĩa vịt là một nghệ thuật

Lưu ý khi luộc vịt bạn không nên để lửa lớn, nước vừa sôi thì bạn hạ nhỏ lửa và cứ để như vậy cho thịt chín từ từ trong khoảng 20 tới 30p.

Luộc được chừng 20p thì bạn lấy đũa xiên vào đùi vịt. Nếu thấy nước vịt chảy ra không có màu đỏ nữa thì vịt đã chín hoàn toàn. Lúc này bạn vớt vịt ra rồi để nguội bớt rồi chặt nhỏ và ăn ngay là ngon nhất.

Thịt vịt là món ăn dân dã

Thịt vịt là món ăn dân dã

Một số điểm cần lưu ý trong quá trình luộc vịt

– Nhiều bạn cho rằng luộc gà hay luộc vịt đều như nhau. Là cho thịt vào luộc ngay từ đầu. Với cách luộc gà bạn có thể làm như vậy nhưng với cách luộc vịt thì khi nước sôi bạn mới cho vịt vào luộc. Nếu luộc như luộc gà thì sẽ khiến thịt vịt mềm quá, khi ăn mất đi vị ngọt tự nhiên cần có.

– Nếu luộc xong rồi mà bạn chưa muốn ăn ngay thì cứ tắt bếp rồi để thịt vịt trong nồi để om cho thịt luôn mềm và nóng. Đến khi nào ăn thì mới vớt ra và chặt. Nếu bạn trót mua phải vịt già thì bạn cứ để thịt trong nồi ôm và tắt bếp đến khi nguội hẳn mới vớt ra.

– Làm như vậy thịt vịt sẽ không bị dai. Còn nếu muốn ăn thịt vịt nguội thì khi vớt vịt ra bạn ngâm ngay vào thau nước đá thì không những da vịt giòn, dai mà thịt cũng ngọt hơn.

– Nước luộc vịt là phần có nhiều chất ngọt tự nhiên từ vịt. Do đó bạn có tể nêm nếm gia vị rồi ăn cùng bún, hoạc dùng để nấu măng, nấu miếng cũng rất tuyệt.

Không nên luộc quá kỹ, sẽ khiến cho thịt bị nát

Không nên luộc quá kỹ, sẽ khiến cho thịt bị nát

Bước 4: Chặt vịt ra đĩa

Khác với thịt gà phải để nguội mới chặt thì với thịt vịt, khi mới vớt ra và thịt còn nóng thì bạn mang đi chựt ngay. Như vậy thịt sẽ dai và ngọt hơn. Bạn chặt thịt vịt thành những miếng dài nhỏ vừa ăn.

Vịt luộc ăn cùng với rau ngổ, rau mùi đều được.

Yêu cầu của món vịt luộc ngon

  • Thịt vịt chín từ trong ra ngoài. Khi ăn thịt không quá da cũng không quá mềm, da giòn, dai, thịt có vị ngọt tự nhiên.
  • Da vịt khi luộc xong không bị rách và có độ căng bóng.
  • Vịt khi chặt ra có kích thước các miếng tương đương nhau và xếp đẹp mắt.

Xem thêm :

2. Hướng dẫn làm nước mắm chấm vịt luộc

Thịt vịt luộc có thể chấm cùng nước mắm gừng hay xì dầu đều ngon. Tùy vào sở thích mà bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách dưới đây để làm nước chấm cho phù hợp nhé!

2.1 Cách làm nước mắm gừng

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nước mắm: 3 muỗng
  • Gừng tươi 1 nhánh nhỏ cạo vỏ rồi đập dập. Sau đó đem băm nhỏ
  • Đường kính trắng: 1/2 thìa
  • Ớt chỉ thiên 1 quả, bỏ cuống, rửa sạch, bỏ hạt rồi ăm nhỏ
  • Tỏi khô 1 củ nho, bóc vỏ đập dập rồi băm nhỏ
  • Chanh tươi 1 quả vắt lấy nước cốt
Nước mắm gừng chấm vịt

Nước mắm gừng chấm vịt

Cách thực hiện

Cho nước mắm và đường vào bát và khuấy đều. Đến khi thấy đường gần tan hết thì cho tiếp tỏi, ớt, gừng băm nhuyễn vào khuấy đều. Vừa khuấy vừa cho thêm nước cốt chanh vào là xong.

2.2 Nước chấm xì dầu

Nước mắm xì dầu chấm vịt

Nước mắm xì dầu chấm vịt

Xì dầu bạn cho ra bát sạch và thêm chút đường vào khuấy tan. Khi nếm thấy xì dầu có vị ngọt là được. Cuối cùng chỉ cần cho thêm tỏi, ớt, gừng băm vào khuấy đều và chấm với thịt vịt là được.

3. Vịt luộc và những điều bạn chưa biết

3.1 Vịt luộc nên ăn kèm với món nào?

– Vịt luộc nhâm nhi cùng bia hay ăn cùng cơm đều rất ngon. Bạn cũng có thể ăn cùng bún cũng không làm mất đi vị ngon vốn có của vịt đâu. Khi ăn bạn có thể cho thêm rau mùi, húng chó, diếp các, măng ớt để món ăn thêm dậy vị nhé!

– Theo các nghiên cứu thì thịt vịt chứa nhiều protein, sắt, phốt pho cùng nhiều chất có lợi cho quá trình tiêu hóa và sức khỏe. Nó còn hỗ trợ cho quá trình tăng cân. Vì thế người suy dinh dưỡng, người cần tăng cân thì nên bổ sung thịt vịt trong bữa ăn.

– Trong y học cổ truyền thì thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, lại có tính hàn nên rất thích hợp tư âm, dưỡng vị, tiêu thũng, lợi tiểu. Ngoài ra ăn thịt vịt còn có tá dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch, hỗ trợ chữa trị bệnh lao phổi, ung thư.

– Những người bị suy nhược, phụ nữ ít kinh nguyệt, hay những người thường đồ mồ hôi ban đêm được khuyên nên dùng thịt vịt.

3.2 Những ai không nên ăn thịt vịt

Dù vẫn biết thịt vịt tốt và nhiều dưỡng chất nhưng không phải ai cũng có thể ăn được thịt vịt, ví dụ như những ệnh nhân mắc các bệnh dưới đây:

Vịt luộc bày ra đĩa

Vịt luộc bày ra đĩa

  • Người bị bệnh gout

Trong thịt vịt có chứa lượng purin cao nên những người bệnh gout nếu ăn thịt vịt sẽ làm cho axit uric trong cơ thể tăng cao khiến tình trạng bệnh xấu hơn.

  • Người có hệ tiêu hóa kém

Do đặc tính có tính hàn nên những người có hệ tiêu hóa kém lâu ngày khiến các cơ quan suy yếu như hệ thống miên dịch, thận,… cũng không nên ăn thịt vịt. Vì có thể khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh hơn.

  • Người bị ho

Người bệnh ho cần kiêng hoàn toàn chất tanh vì chúng có thể gây nên hiện tượng khó thở, kích ứng và tình trạng ho càng dữ dội hơn. Vì thế thịt vịt cũng nằm trong danh sách những món ăn cần kiêng khi bị ho.

Thưỡng thức thịt vịt luộc ngon tại nhà

Thưỡng thức thịt vịt luộc ngon tại nhà

  • Người có thể chất yếu, lạnh

Thịt vịt có tính hàn nên những người có thể trạng hàn cũng không nên ăn thịt vịt. Bởi sau khi ăn có thể sẽ gây lạnh bụng, có cảm giác chán ăn, đau bụng,… cùng nhiều hiện tượng bất lợi cho tiêu hóa khác.

  • Người mới phẫu thuật

Những người vừa phẫu thuật cũng không nên ăn thịt vịt. Với đặc tính tính và hàn lạnh nên thịt vịt có thể khiến vết thương sưng tấy, thậm chí là mưng mủ.

Xem thêm :

Kết bài

Tưởng vịt luộc là món đơn giản nhưng trong cách làm lại có rất nhiều tuyệt chiêu khác nhau. Vì thế chúng mình hi vọng  với những gì mà chúng mình đã chia sẻ bạn sẽ có được món thịt vịt luộc ngon khiến ai cũng thèm.

Chúc các bạn sẽ có được món ăn đầy bổ dưỡng và ngon miệng cho gia đình cùng thưởng thức.

Cập nhật 25/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)