3 cách nấu hủ tiếu chuẩn vị ngọt thơm – ngon hơn ngoài hàng

Nếu miền Bắc nổi tiếng với phở thì người miền Nam tự hào có món hủ tiếu. Hủ tiếu là một món ăn rất phổ biến ở các tỉnh miền Nam, họ có thể ăn cả ngày mà không chán.

Quả thật hương vị đậm đà và nóng sốt của hủ tiếu ai có thể cưỡng lại được chứ! Phải trải qua rất nhiều công đoạn để có được món hủ tiếu ngon.

Cùng #ohana tìm hiểu 3 cách nấu món hủ tiếu rất nổi tiếng nhé!

1. Cách nấu hủ tiếu giò heo chuẩn vị

Hủ tiếu giò heo ngon hay không nằm ở phần nêm nếm, người đầu bếp chắc tay khi nêm sẽ có những bí quyết riêng để hương vị hủ tiếu của họ không thể lẫn được với hủ tiếu ở các hàng quán khác!

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Hủ tiếu: 1 kg
  • Giò heo: 1 cái khoảng 400-600gr
  • Xương ống: 500gr (có thể dùng xương sườn hoặc xương đuôi đều được nhé)
  • Tôm khô: 60gr
  • Cà rốt: 2 củ
  • Củ cải trắng: 2 củ to
  • Rau sống: Giá đỗ, bắp chuối bào, xà lách, húng quế…
  • Gia vị nêm: Muối, đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu xay…

1.2 Chi tiết các bước nấu hủ tiếu giò heo

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và hầm nước dùng

– Trước tiên, bạn rửa xương ống và giò dưới nước lạnh. Có thể trụng sơ qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi và cặn bẩn còn bám. Tiếp đó, bạn bắc một nồi nước lên bếp, cho xương heo và giò heo vào ninh lấy nước ngọt.

– Trong quá trình ninh xương bạn để lửa nhỏ, thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong. Sau khoảng  30-45 phút, bạn vớt giò heo ra bỏ ngay vào thau nước đá. Xương ống vẫn để ninh tiếp thêm khoảng 20 phút nữa nhé!

– Giò heo bạn không cần phải ngâm quá lâu trong nước đá, khoảng 2-3 phút thì bạt vớt ra rổ, để ráo nước.

– Tôm khô trước khi nấu bạn rửa nhiều lần với nước lạnh rồi cho vào nồi ninh cùng xương ống để nước dùng thêm ngọt.

– Củ cải bạn gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, chà sát qua với muối và rửa lại để loại bỏ mùi hăng của củ cải. Cà rốt bạn cũng gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Tiếp đó, bạn cho củ cải và cà rốt vào nồi nước hầm xương nhé!

Bước 2: Hoàn thành món hủ tiếu

– Khoảng 2 giờ đồng hồ ninh, bạn tiến hành nêm nếm muối, hạt nêm, bột ngọt cho vừa ăn nhưng không nêm nước mắm và đường vì sẽ làm mất đi hương vị ngọt tự nhiên của nước hầm xương.

– Bạn trụng sơ hủ tiếu trong nước sôi rồi cho nhanh ra tô, để lên trên thịt bắp giò đã thái, giá trụng, hẹ rồi chan nước dùng đậm đà vào.

– Khi ăn bạn bày cùng một đĩa rau sống và chén nước mắm chua cay sẽ càng khiến món ăn thêm hấp dẫn. Hủ tiếu phải ăn khi còn nóng vì để lâu bánh phở nở ra ăn không còn ngon nữa.

Xem thêm:


2. Cách nấu hủ tiếu Nam Vang (ngon đậm đà)

2.1 Nguyên liệu bao gồm

Nguyên liệu nấu nước dùng

  • 1,5 kg xương ống
  • 1 kg tôm
  • 400gr gan lợn
  • 300gr thịt lợn băm nhuyễn
  • 20 quả trứng cút
  • 30gr tôm khô
  • 1 con mực khô
  • 1kh hủ tiếu khô
  • Gia vị: Muối, đường, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn
  • Hành khô, tỏi, hành lá
  • Rau thơm: rau tần ô, ngò gai, giá đỗ, hẹ, xà lách…
Cách nấu hủ tiếu Nam Vang

Cách nấu hủ tiếu Nam Vang

2.2 Chi tiết các bước nấu hủ tiếu Nam Vang

Bước 1: Thực hiện nấu nước dùng hủ tiếu

– Hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng bởi nước dùng đậm đà, ngọt xương. Có nhiều cách để nấu nước dùng ngon, dưới đây là một trong những cách nấu rất được lòng các bà nội trợ:

– Trước tiên, bạn rửa sạch xương ống, mực khô và tôm khô. Xương ống bạn có thể chọn xương lợn hoặc xương gà đều được, nhớ cắt bỏ lớp gân hoặc mỡ còn sót lại để nước dùng không bị váng dầu nhiều.

– Tiếp đó, bạn cho xương vào nồi nước sôi trần sơ rồi đổ nước trần đi, trần tiếp qua một lượt nước lạnh nữa cho thật sạch.

–Tiếp theo bạn đổ  khoảng 2 lít nước vào nồi xương, tôm khô và mực khô bạn cũng cho vào nấu cùng xương. Lúc đầu bạn để lửa to, sau khi nước sôi bạn vặn lửa nhỏ, ninh trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ để nước dùng được ngọt, nhớ thường xuyên hớt bọt để nước không bị đục nhé!

– Tỏi bạn bóc vỏ, băm nhỏ và phi thơm trên chảo dầu. Khi tỏi vàng bạn dùng muôi thủng cho tỏi vào nồi nước hầm xương.

– Hành tím bạn để cả vỏ, nước trên bếp cho cháy xém, lột vỏ, rửa nước cho sạch muội than rồi cũng bỏ vào nồi nước hầm xương đang nấu.

– Sau khi ninh khoảng hơn một tiếng, bạn tiến hành nêm nếm gia vị (Không nêm nước mắm sẽ khiến nước dùng bị chua nhé)

– Khi nước dùng gần được, bạn thêm vào 1 thìa đường phèn, nêm lại lần nữa cho vừa ăn nhé!

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Hoàn thành món hủ tiếu

– Trứng cút bạn rửa sạch, luộc chín rồi bóc vỏ, để ra bát riêng. Các loại rau thơm bạn nhặt sạch rễ và lá úa, rửa sạch và để ráo.

– Lột vỏ và băm nhỏ một củ hành tím, bắc chảo lên bếp cùng 1 muỗng dầu ăn, dầu nóng thì bạn cho hành tím vào phi vàng, cho tiếp thịt băm vào xào chín và nhớ đảo đều tay để thịt được tơi nhé!

– Rau cần và hẹ bạn nhặt sạch rễ, cắt khúc vừa ăn.

– Bạn sơ chế sạch tôm, lột vỏ, bỏ đầu và chỉ đen trên thân, sau đó trần sơ trong nước sôi, bạn không cần luộc chín kỹ, tôm vừa chín đến thì bạn vớt ra nhé!

– Tiếp đến, luộc chín gan lợn, khi gan chín bạn vớt ra bát nước lạnh rồi gắp ra đĩa, cắt thành các miếng mỏng vừa ăn.

– Bạn lấy một lượng hủ tiếu vừa đủ trụng qua nước sôi cho mềm rồi cho ra bát, xếp tôm, gan lợn, thịt bằm và trứng cút lên trên mặt hủ tiếu sao cho đẹp mắt nhé!

– Bạn múc nước dùng vào bát rồi gạt nước đầu rồi mới chan tiếp lượt hai, làm như vậy món hủ tiếu sẽ đậm đà khi ăn.

– Bạn cho rau thơm và hẹ lên trên, khi ăn có thể thêm một chút sa tế hoặc ớt dầm nếu muốn ăn cay nhé!

Trình bày bắt mắt cho món hủ tiếu

Trình bày bắt mắt cho món hủ tiếu

2.3 Yêu cầu thành phẩm món hủ tiếu Nam Vang

– Món hủ tiếu Nam Vang ngon ở nước dùng nên thành phẩm đạt chuẩn phải có nước dùng ngọt thanh, đậm đà mà không gắt.

– Sợi hủ tiếu dai nhưng không cứng, ăn cảm nhận được vị ngọt của gạo.

– Để tăng thêm hương vị cho món ăn, bạn có thể pha chế thêm một chén nước chấm tỏi ớt chua cay.

– Hủ tiếu khi ăn có thêm miếng chân giò dai giòn sần sật thì còn gì tuyệt vời hơn! Hủ tiếu Nam Vang có loại nước và khô, bạn có thể học thêm cách nấu hủ tiếu khô nhé!

Xem thêm:


3. Cách nấu hủ tiếu sườn non

3.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 kg hủ tiếu khô
  • 300gr  xương sườn non: 500gr
  • 500gr xương ống heo
  • 50gr tôm khô
  • 2 củ củ cải trắng
  • 3 củ cà rốt
  • Rau sống: Giá đỗ, xà lách, ngò gai, bắp chuối bào, hẹ…
Cách nấu hủ tiếu sườn non

Cách nấu hủ tiếu sườn non

3.2 Chi tiết các bước nấu hủ tiếu sườn heo

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Sườn heo và xương ống heo bạn rửa sạch, trần sơ qua nước sôi rồi ninh trong 2 tiếng để lấy nước ngọt. Riêng sườn heo, bạn ninh hoặc 45 phút thì vớt ra cho ngay vào bát nước lạnh rồi để ráo nhé!

– Bạn rửa tôm khô rồi cho vào nồi nước hầm xương đang nấu.

– Củ cải trắng và cà rốt bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành miếng cỡ 2cm, nấu cùng nước hầm xương.

Bước 2: Hoàn thành

–  Khi nồi nước hầm xương sắp được, bạn tiến hành nêm gia vị nhưng lưu ý không nêm nước mắm vì mùi nước mắm nặng sẽ át đi vị tự nhiên của nước hầm xương.

– Nấu một nồi nước sôi để trung nguyên liệu, bạn xếp các nguyên liệu gồm hủ tiếu, lá hẹ, đầu hành trần và sườn non lên trên, rưới nước dùng ngập mặt hủ tiếu là có thể thưởng thức được rồi.

Lời kết

Hủ tiếu có thể ăn vào bữa sáng hoặc bữa xế đều phù hợp. Còn gì tuyệt vời hơn buổi sáng được nạp năng lượng bằng một bát hủ tiếu ngọt xương, đậm đà đúng không nào!

Cập nhật 14/06/2020

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)