2 cách làm Giò thủ thơm ngon chuẩn vị – không chất bảo quản

Trong ngày Tết cổ truyền Việt nam chúng ta có rất nhiều món cần chuẩn bị.  Đặc biệt là giò – món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết hay các đám tiệc của gia đình.

Theo thời gian càng ngày càng nhiều loại giò lụa khác nhau xuất hiện mà mỗi loại lại có cách làm hay nguyên liệu không giống nhau.

Cách làm giò thủ

Cách làm giò thủ

Trong bài viết này #wikiohanasẽ giới thiệu với các bạn cách làm giò thủ – loại giò thơm ngon, dai béo mà không hề bị ngán. Vào bếp cùng #wikiohana nào!

1. Bí quyết làm giò thủ đậm đà hương vị truyền thống

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Tai heo: 1 cái
  • Thịt nạc vai: nửa cân
  • Mũi heo, lưỡi heo: nửa cân
  • Nấm mèo: 100g
  • Cà rốt: 1 củ (tùy vùng người ta sẽ cho thêm cà rốt vào nên không co cũng không sao)
  • Hành tím: 5 củ
  • Tiêu đen xay: 20 gram
  • Nước cốt chanh: 2 thìa
  • Muối : 2 thìa
  • Nấm mèo: 100g
  • Lá chuối tươi gói bánh và dây lạt.

1.2 Chi tiết các bước làm giò thủ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Thịt heo sau khi mua về rửa sạch để ráo. Cho tất cả phần tai heo, mũi heo, lưỡi heo và thịt nạc vào luộc trong nồi nước. Luộc cho thịt vừa chín tới, không còn máu nhưng vẫn có độ dai vừa phải. Luộc thịt mềm quá có thể khiến giò thủ là ra không được ngon.

– Tắt bếp, vớt thịt ra để nguội. Cắt các loại thịt thành từng lát mỏng vừa phải.

– Rửa sạch hành khô, băm nhuyễn.

– Ngâm nấm mèo trong 10 phút để nấm mềm. Sau đó cắt bỏ chân nấm, rửa sạch và thái thành sợi chỉ mỏng, dài.

Bước 2: Ướp giò thủ

Ướp thì bạn cho một chút bột canh, tiêu và mì chính vào trong phần thịt đã thái mỏng. Cho ít để thịt ngấm gia vị nhưng không bị quá tay, khi xào ta sẽ nêm lại lần nữa cho vừa miệng. Trộn đều và ướp trong 30 phút cho thịt thấm gia vị.

Bước 3: Tiến hành xào nguyên liệu

Ta sẽ xào bằng chảo. Cho một ít dầu ăn và hành tím vào phi thơm. Khi hành vàng thì cho phần thịt đã ướp vào xào. Khi thịt đã chín thì nêm nếm lại gia vị và thêm nấm mèo đã xắt mỏng vào. Xào đều tay đến khi nấm chín thịt mềm thì bạn tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành

Trải lá chuối, nhân lúc thịt còn nóng thì cho vào giữa lá chuối và gói lại để thịt có thể kết dính với nhau. Nếu bạn đợi thịt nguội mới gói thì tai heo mũi heo sẽ tách rời và hỏng giò. 

Bó thật chặt tay để giò chắc và giòn hơn sau đó dùng lạt buộc lại. Cho gói giò vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 8 tiếng để nó đông lại là có thể ăn được rồi.

Xem thêm:

2. Giò thủ và một số thông tin hữu ích

2.1 Lưu ý trong quá trình thực hiện

Để dễ gói hơn thì bạn phơi nắng lá chuối tươi hoặc hơ nhanh trên lửa để lá mềm. Nếu không tìm thấy lá chuối thì bạn có thể sử dụng chai nhựa thay thế. Nhưng gói bằng lá chuối thì thịt sẽ được thơm và an toàn hơn.

Làm giò bằng chai nhựa đơn giản lắm. Bạn cắt bỏ phần đầu nhỏ của chai, cho phần thịt đã xào vào nén chặt rồi bỏ ngăn mát là xong.

Tuy nhiên vì phải làm khi thịt nóng thì mới kết dính được nên làm cách này không an toàn vì nhựa gặp nhiệt độ cao có thể sinh ra các chất độc hại. #ohana không khuyến khích bạn dùng chai nhựa thay thế lá chuối.

Giò thủ thường được làm như món ăn kèm nên khi bảo quản đúng cách sẽ để được rất lâu. Mỗi lần ăn bạn chỉ cần cắt thành từng khoanh rồi chấm với muối tiêu chanh hay tương ớt đều tuyệt.

Tuy nhiên thực phẩm đều có hạn sử dụng, bạn nên dùng hết giò thủ trong vòng 1 tuần. Khi thấy giò có dấu hiệu chảy nhớt ở bên ngoài thì giò đã bị hỏng, ôi thiu phải bỏ ngay.

Cách làm giò thủ

Cách làm giò thủ

2.2 Yêu cầu thành phẩm món giò thủ đạt chuẩn

Một khoanh giò chuẩn là kết dính thành một khối, để trong nhiệt độ phòng cũng không bị chảy. Màu hồng hồng của thịt xen với màu trắng của mỡ, màu nâu của nấm là hoàn hảo.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ dai dai, giò giòn của tai heo, mũi heo. Nếm được vị béo của mỡ đông và vị cay cay của tiêu, ngọt ngọt của nấm và thịt nạc.  Do đó giò thủ ăn riêng sẽ dễ bị ngán nên hay được chấm với tương ớt hoặc ăn chung với các loại rau củ muối chua. Là món ăn mời khách ngày Tết.

3. Cách làm giò thủ bằng chai nhựa

3.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Tai heo: 1 cái
  • Thịt chân giò: 300gr
  • Mộc nhĩ: 50gr
  • Hành tím: 2 củ
  • Hạt tiêu: 1 thìa canh ( món này có nhiều tiêu sẽ ngon và thơm hơn)
  • Hạt nêm: 1 thìa cafe
  • Muối: ½ thìa cafe
  • Nước mắm: ½ thìa canh
  • Dầu ăn: 1 thìa canh

3.2 Chi tiết các bước thực hiện

Bước 1: Thực hiện sơ chế nguyên liệu

– Bắt đầu thực hiện bằng cách sơ chế tai heo,  thịt giò và mộc nhĩ.

– Lột vỏ, băm nhuyễn hành tím.

– Ngâm mộc nhĩ trong nước cho mềm. Cắt chân và rửa lại bằng nước sạch. Dùng dao nhọn để thái mộc nhĩ thành những sợi thật mỏng và dài. 

Hướng dẫn làm giò thủ

Hướng dẫn làm giò thủ

– Sơ chế tai heo và thịt chân giò: nhặt lông, cạo bỏ cặn bẩn rồi rửa lại thật sạch. Do thịt heo có mùi hôi đặc trưng nên nên có thể chần sơ qua nước lạnh hoặc ngâm nước rượu trắng để khử mùi.

– Sau khi sơ chế xong thì luộc tai heo cho vừa chín tới rồi vớt ra để ráo. Thịt nguội thì cắt thịt thành từng lát thật mỏng.

Bước 2: Thực hiện ướp và xào thịt

– Ướp thịt với 1 thìa muối, 1 thìa tiêu, ½ thìa hạt nêm rồi để yên trong 30 phút cho thịt thấm gia vị.

– Cho dầu ăn và hành tím vào chảo phi thơm. Sau đó cho thịt đã ướp vào xào. Đảo đều tay và xào đến khi thịt chín. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Nếu nhạt thì cho thêm nước mắm để thịt dậy mùi thơm.

– Cho mộc nhĩ đã thái mỏng vào, xào tiếp đến khi mộc nhĩ chín thì tắt bếp chuẩn bị gói giò.

Bước 3: Tiến hành gói giò thủ bằng chai nhựa

– Chai nhựa rửa sạch và để ráo. Cắt bỏ phần đầu nhỏ của chai để nhét thịt vào. Nhớ dùng xiên nhọn chọc mấy lỗ nhỏ dưới đáy để cho thịt khi đông có thể thoát khí.

– Ngay khi thịt còn nóng thì bắt đầu cho vào chai nhựa. Vừa cho vừa nén thật chặt để không có khoảng không trong chai. Khi cho hết thịt vào thì dùng chày hoặc muôi ấn chặt vào đầu chai. Sau đó bịt kín lại bằng màng bọc thực phẩm và để vào tủ lạnh ít nhất 8 tiếng.

Sử dụng chai nhựa để gói giò

Sử dụng chai nhựa để gói giò

Lưu ý:

  • Làm giò thủ hay bất cứ món giò nào thì nguyên liệu là quan trọng nhất. Tai heo, lưỡi heo, chân giò hay thịt nạc đều phải đảm bảo còn tươi mới, lông đã được nhặt sạch và không được có mùi hôi. Đây là món ăn ngày Tết mà.
  • Giò sẽ dai giòn hơn khi bạn nén chặt khi gói. Không có chỗ trống thì thì sẽ chắc và khi để trong phòng không bị rời ra.

Xem thêm:

Kết bài

Bài viết này #wikiohana đã giới thiệu một món ăn ngày Tết thật đơn giản và nhanh gọn phải không nào! Ngày Tết là ngày gia đình sum họp vậy nên thay vì mua sẵn ngoài chợ thì cả gia đình quây quần cùng nhau làm giò sẽ ấm cúng và vui vẻ hơn đó!

Chúc các bạn thành công!

Cập nhật 29/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)