Đường phèn là gì? Tác dụng và các dùng đường phèn hiệu quả

So với các loại đường khác thì đường phèn dễ tính hơn cả. Đường phèn khi nấu ăn cũng mang lại hương vị thanh mát và dễ ăn hơn nhiều. Bạn có thể dễ dàng tìm mua đường phèn trong siêu thị hay các cửa hàng tạp hóa. Có thể nói đường phèn giờ đây như một loại gia vị không thể thiếu trong nhà bếp mỗi người.

Bài viết hôm nay chúng mình sẽ cùng tìm hiểu kỹ về đường phèn và các tác dụng của nó nhé!

1. Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn ra sao?

1. Khái niệm đường phèn?

Tên tiếng Anh của đường phèn là Saccharose. Thậm chí người ta còn gọi là băng đường. Nghe rất lạ đúng không? Cũng như bao loại đường khác, nguyên liệu tạo nên nó là nước mía, củ cải đường hay thốt nốt.

Khái niệm đường phèn

Khái niệm đường phèn

Sở dĩ chúng có tên tiếng Anh như vậy là vì chúng chưa nhiều thành phần đó. Chất này có tác dụng phân giải thành fructose và glucose. Trong việc pha chế người ta thường dùng đường phèn hơn. Đường phèn khi nấu lỏng ngọt thanh và dễ chịu hơn các loại đường khác.

1.2 Người ta tạo ra đường phèn ra như thế nào?

– Cách tạo ra đường phèn là dùng đường trắng trộn với nước. Sau đó cho thêm vôi và trứng gà để làm vị ngọt thanh hơn. Sau đó đem lọc đi tạp chất là được. Người ta cũng có thể thêm hương vị vào.

– Đun hỗn hợp nước tinh khiết vừa lọc được đến khi nước cạn lại cho thêm nước vào. Khi nào cảm thấy đường chín thì cho ra thùng có lót sẵn vỉ tre.

– Khoảng 12 ngày sau thì chúng sẽ kết dính lại như bạn vẫn thấy đấy!

Đường phèn có tác dụng gì?

Đường phèn có tác dụng gì?

1.3 Đường phèn có tác dụng gì?

Gia vị cho món ăn

Từ xưa các cụ đã dùng đường phèn để nấu ăn như làm bánh kẹo, nấu chè,… Vì chúng vừa cho độ ngọt dễ chịu lại rất mát. Khi dùng đường phèn sẽ giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn. Vì sở dĩ đường phèn không qua tinh chế nên chúng sẽ tốt hơn so với các loại đường khác.

Nhất là khi nấu chè hay chưng yến người ta thích dùng đường phèn hơn cả. Hay pha nước uống cũng được nhiều người ưa thích. Đường phèn vừa giải khát lại giúp cơ thể khỏe mạnh, thoải mái. Ngoài ra còn cung cấp thêm năng lượng ở dạng glucose. Từ đó giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng hiệu quả.

Giúp trị ho

Giúp trị ho

Giúp trị ho

Nếu bạn bị ho nhẹ thì chưng đường và với quất hoặc chanh để điều trị nhé! 2 nguyên liệu này vừa làm sạch họng lại giúp dịu cơn ho nhanh chóng. Nếu không chưng được thì bạn cứ ngậm 1 viên đường nhỏ cũng không sao cả.

Rất tốt cho nam giới

Bạn biết không, người ta truyền tai nhau rằng dùng đường phèn và rễ cây đậu bắp chưng lên sẽ giúp nam giới có đời sống tình dục tốt hơn. Công dụng này nghe tên cánh mày râu đã hứng thú rồi đúng không?

1.4 Sử dụng nhiều đường phèn có hại gì?

Dù sao thì đường phèn cũng là đường. Nên nếu bạn dùng nhiều sẽ gây ra các bệnh như béo phì, tiểu đường,…. đấy!

Nhất là các bệnh nhân tiểu đường. Đường phèn và đường cát đều gây hại như nhau. Do đó dù thích ăn nhưng cũng đừng dùng nhiều quá nhé!

2. Đường phèn và một số thông tin hữu ích

2.1 Nên sử dụng đường phèn hay đường cát

Nhiều người vẫn còn thắc mắc nên dùng đường phèn hay đường cát. Loại nào thì tốt hơn. Thực tế thì đường nào cũng có lợi ích riêng. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn dùng loại đường cho phù hợp thôi.

Theo mục đích sử dụng thì bạn dùng loại đường cho phù hợp là được.

– Đường cát bạn dùng để nấu ăn hằng ngày. Nước đường pha loãng giúp hạ đường huyết hiệu quả. Hay cho 1 chút đường cát vào lọ hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn.

– Thực chất đường phèn được tinh chế từ đường trắng nhưng đã lọc tạp chất nên thanh mát hơn. Vì thế nó giải nhiệt cũng tốt hơn. Hơn nữa, đường phèn thường nấu thủ công nên chúng khá an toàn, trong và đẹp. Vì thế pha nước sâm, nước giải khát hay nấu chè thì nên dùng đường phèn sẽ tốt hơn. 

2.2 Có nên sử dụng nhiều đường phèn ko?

Dù đường phèn tốt đến mấy bạn cũng không được lạm dúng chúng. Dùng đúng và đủ liều lượng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Dùng nhiều sẽ gây nên nhiều bệnh khó lường.

Đường phèn cũng là đường nên dùng nhiều sẽ dễ bị béo. Vì thế bạn cần cân nhắc kỹ nhé!

Đường phèn cũng khiến lượng đường trong máu tăng cao nên người tiểu đường sẽ gặp tình trạng nặng thêm. Do đó muốn ăn ngọt hãy dùng đường cho người tiểu đường. Vừa phù hợp với tình trạng bệnh vừa đậm đà hơn.

Bà bầu được khuyên không nên dùng đường phèn. Nhưng đường phèn chưng tổ yến thì lại cực tốt đấy!

4. Một số bài thuốc từ đường phèn

Cao long nhãn đường phèn

Đường phèn và long nhãn mỗi loại 1 lạng. Cho cả 2 nguyên liệu vào nồi rồi căn nước đổ cho vừa. Cứ đun trên bếp khi long nhãn nhuyễn ra thành cao là được. Cao này có tác dụng bổ dưỡng khí huyết. Người mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, đau đầu ngày dùng 20g là đủ.

Đường phèn có tác dụng gì?

Đường phèn có tác dụng gì?

Chè bí đao đường phèn 

Bí đao bạn chỉ cần 1,2 lạng là đủ. Đường phèn tùy vào lượng bí đao mà bạn chuẩn bị cho phù hợp. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột rồi thái lát mỏng. Thêm đường vào nồi cùng chút nước và nấu thành chè. Chè này ăn hằng ngày đều được. Trẻ em bị nhiệt suyễn nên dùng chè này.

Lê ướp đường phèn

Nguyên liệu chỉ cần 1 quả lê tươi và 3-4 thìa đường phèn là được. Lê cũng gọt vỏ bỏ ruột rồi thái lát bình thường. Thêm đường phèn và chút nước rồi đun chín lê lên. Ăn món này sẽ chữa được ho đờm, viêm khí phế quản.

Ô mai ướp đường phèn

Ô mai chọn loại nào cũng được. Chỉ cần 5 quả là được. Chuẩn bị thêm 3-4 thìa đường phèn nữa. Nấu cho đường tan chảy rồi cho ô mai vào nấu đến khi chín nhuyễn. Dầm ra 1 chút cho dễ. Món ăn trong ngày là được. Tác dụng của nó là giúp bồi bổ cơ thể sau những ngày nhiễm sốt nóng. Người nào khô họng, khát nước cũng nên sử dụng.

Khái niệm đường phèn

Khái niệm đường phèn

Yến sào hầm đường phèn

Một món ăn bổ dưỡng quen thuộc. 4 đến 6g yến chưng cùng 15g. Bạn ngâm yến cho mềm ra rồi thái lát hoặc thái nhỏ. Thêm đường phèn và nước vào bát rồi đem hấp cách thủy. Món này cách ngày mới nên ăn 1 lần. Dùng liên tục theo từng đợt 3 tuần sẽ giúp chữa lao phổi, khí huyết.

Ô mai giải khát

Đun nước nóng rồi cho ô mai vào hãm. Thêm đường phèn vào theo khẩu vị. Nếm nước có độ chua ngọt là được. Món này mùa hè dùng thay nước uống rất tốt.

5. Kết bài

Vậy là bạn đã có trong tay kha khá kiến thức về đường phèn rồi đấy! Ngoài ra còn có thêm các bài thuốc tự nhiên từ đường phèn nữa chứ! Hi vọng bài viết này giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về loại thực phẩm này.

Cập nhật 01/07/2020

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)