Cách làm dầu gấc đơn giản tại nhà – dinh dưỡng và lưu ý

Nhiều phụ nữ thường dùng dầu gấc để thêm vào món ăn dặm cho bé để tăng thêm dinh dưỡng. Hoặc dùng dầu gấc để dưỡng da cũng rất tuyệt vời. Với cách làm dầu gấc chúng mình sắp hướng dẫn sau đây các bạn sẽ có được lọ dầu gấc bổ dưỡng mà tiết kiệm chi phí một cách tối đa đấy!

Dầu gấc

Dầu gấc

Không những vậy bạn còn có được lọ dầu nguyên chất 100% mà chẳng lo chất bảo quản hay phẩm màu đấy! Vì thế bạn có thể dành một buổi tối rảnh rỗi để làm cho mình và cho bé nhé!

1. Nguyên liệu chuẩn bị làm dầu gấc

  • Gấc chín: 1 quả chừng 1kg
  • Dầu nền: Dầu dừa hoặc dầu đậu nành: 300ml
  • Nồi đun có đáy dày: 1 cái
  • Rây lọc: 1 cái, hoặc dùng khăn xô để lọc
Cách làm dầu gấc

Cách làm dầu gấc

Lưu ý khi chọn nguyên liệu

  • Chọn gấc chuẩn

Gấc là nguyên liệu chính để có được một lọ dầu gấc thơm ngon, bổ dưỡng. Chính vì thế bạn cần rất chú ý đến khâu chọn gấc nhé! Gấc chín thơm là gấc màu đỏ cam, tươi, cuống xanh,gai thưa và ruột chín đỏ. Khi bạn cầm gấc lên cảm giác được sự nặng tay là được.

Gấc càng chín đỏ thì càng giàu chất dinh dưỡng. Bạn nên tránh chọn những quả gấc xanh, nhũn hay có vết thâm trên bề mặt.

Chọn những quả gấc ngon để làm dầu

Chọn những quả gấc ngon để làm dầu

  • Lựa chọn dầu

Khi làm dầu gấc người ta thường dùng dầu nền như dầu oliu, dầu đậu nành hay dầu dừa. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì bạn nên chọn dầu dừa. Ngoài thơm thì dầu dừa còn có nhiệt độ sôi thấp hơn so với 2 loại dầu còn lại nên khi nấu chúng bốc hơi chậm, tinh chất dễ ngấm vào gấc và cho ra thành quả nguyên chất hơn.

Với 1 quả gấc nặng 1kg thì bạn chuẩn bị 300 tới 400ml dầu dừa. Bạn có thể thay đổi tùy theo khối lượng của quả gấc.

Xem thêm :

2. Chi tiết các bước làm dầu gấc

Bước 1: Tiến hành sơ chế gấc

Gấc chín bạn bổ đôi và dùng thìa nạo hết phần ruột gấc bên trong và để vào 1 bát riêng.

Tiến hành sơ chế gấc

Tiến hành sơ chế gấc

Phần mỡ vàng của gấc bạn cũng dùng thìa nạo rồi để riêng ra. Phần mỡ này chứa rất nhiều dinh dưỡng đặc biệt là DHA.

Bước 2: Làm cho hạt gấc khô

Để làm khô hạt gấc thì bạn có thể dùng một trong 3 cách sau:

Cách 1: Bạn sấy hạt gấc ở nhiệt độ 70 độ bằng máy sấy tới khi hạt gấc se lại.

Làm khô hạt gấc là bước khá quan trọng

Làm khô hạt gấc là bước khá quan trọng

Cách 2: Nếu trời nắng to thì bạn cho hạt gấc lên mâm hoặc khay rồi để ngoài trời khỏang 3 hoặc 4 tiếng tới khi thấy mặt gấc quắt lại là được. Khi bạn chạm tay vào thấy không dính tay là đạt.

Cách 3: Nếu không có máy sấy mà trời cũng chẳng nắng ráo thì bạn cho hạt gấc vào tủ lạnh tới khi dùng tay bóc được thịt gấc ra khỏi hạt gấc thì là được. Thường thì để trong tủ lạnh khoảng 4 tiếng.

Bước 3: Loại bỏ màng bọc quanh hạt gấc

Đợi tới khi hạt gấc se lại thì dùng tay hoặc con dao nhỏ tách lớp màng đỏ đã khô ra khỏi hạt gấc. Việc này rất nhanh và đơn giản khi hạt gấc đã khô.

Bạn đem hạt gấc bỏ đi rồi phần thịt gấc mang đi xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ.

Bước 4: Thực hiện nấu dầu gấc

Màng gấc sau khi xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ thì cho vào nồi đáy dày và cho dầu dừa vào. Đun hỗn hợp trên bếp ở nhiệt độ 70 độ C. Trong lúc đun thì dùng đũa đảo đều để không bị khê.

Thực hiện nấu dầu gấc

Thực hiện nấu dầu gấc

Bạn chỉ nên đun dầu gấc ở nhiệt độ 70 độ là được, không nên đun sôi. Nếu đun sôi thì các thành phần trong dầu gấc sẽ biến đổi thành chất khác không có lợi cho cơ thể và gây cháy khét.

Nếu không ước lượng được nhiệt độ thì bạn vừa đun vừa đổ nguội. Cứ làm liên tục như vậy trong khoảng 35 tới 45 phút là được.

bạn cứ đun như vậy cho tới khi thấy lớp màng gấc teo lại và khô cứng. Lúc này dầu gấc tiết ra hết và dầu có màu đỏ đẹp mắt thì tắt bếp.

Lưu ý: khi đun bạn cần thường xuyên đảo để không bị cháy khét và dầu được nóng đều.

Bước 5: Thực hiện lọc dầu gấc

Đợi chừng 15p cho dầu nguội bớt thì tiến hành lọc dầu. Bạn có thể dùng rây lọc hoặc vải xô để lọc từng chút hỗn hợp một. Bạn chỉ lấy phần dầu trong màu đỏ sậm thôi.

Lọc dầu gấc

Lọc dầu gấc

Dầu gấc sau khi lọc có màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm. Màu sắc này phụ thuộc vào độ chín của gấc. Dầu gấc có độ trong nhẹ và có mùi thơm của gấc xen lẫn mùi thơm nhẹ của dầu dừa

Xem thêm :

3. Dầu gấc và những thông tin bạn đã biết?

3.1 Hướng dẫn bảo quản dầu gấc

dầu gấc bạn tự làm là nguyên chất 100% không có chất bảo quản hay chất bảo quản nên thời gian sử dụng có thẻ lên đến 12 tháng. Nhưng theo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng thì bạn nên sử dụng dầu gấc trong vòng 3 tháng thôi để đảm bảo chất dinh dưỡng.

Bảo quản dầu gấc

Bảo quản dầu gấc

Dầu gấc sau khi lọc nguội thì bạn nên chia vào các lọ thủy tinh nhỏ và đậy kín lại và để vào nơi râm mát để bảo quản nhé!

3.2 Những tác dụng bất ngờ của dầu gấc

– Gấc là một loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng. Dầu gấc cung cấp vitamin và caroten cần thiết cho cơ thể, Nhất là những người mới ốm dậy hay người thị lực kém.

– Dầu gấc còn có tác dụng trị là làm lành các vết thương ngoài da.

Dầu gấc có nhiều tác dụng tot voi suc khoe

Dầu gấc có nhiều tác dụng tot voi suc khoe

– Dầu gấc chứa nhiều vitamin A, E và β-Caroten. Những chất này giúp đẹp da. Nên bạn có thể dùng dầu gấc để uống trực tiếp hoặc thoa lên da hằng ngày để có được làn da mịn màng, săn chắc, hồng hào và ngăn ngừa được tình trạng lão hóa nhé! Ngoài ra dùng dầu gấc dưỡng tóc bạn sẽ có mái tóc đẹp đẽ đó.

– Dầu gấc chứa nhiều chất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ đấy! Không nhưng vậy còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp bé thèm ăn hơn. Do vậy các mẹ thường thêm dầu gấc vào món ăn cho các bé để bé hấp thụ thêm chất dinh dưỡng.

Kết bài

Bạn thấy cách làm dầu gấc tại nhà chúng mình vừa chia sẻ rất đơn giản đúng không? Vì vậy nếu có thời gian rảnh thì bạn có thể làm dầu gấc làm quà tặng gia đình hoặc cho bé nhà bận ăn dặm.

Chúc các bạn thành công với cách làm này nhé!

Cập nhật 25/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)