2 cách nấu cơm tấm siêu đơn giản – ngon như ăn ngoài hàng

Nếu phở là đặc sản của miền Bắc thì khi vào Nam món ăn đặc trưng nhất đó chính là cơm tấm. Hiện nay cơm tấm đã được biến tấu theo nhiều công thức và nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên dù là cơm tấm sườn, cơm tấm bì chả,.. thì linh hồn của nó vẫn chính là phần cơm tấm.

Hôm nay #wikiohana sẽ giới thiệu với các bạn cách nấu cơm tấm chuẩn vị theo 2 cách: bằng nồi cơm hoặc bằng xửng hấp.

1. Hướng dẫn nấu cơm tấm sử dụng nồi cơm điện

Nấu bằng nồi cơm điện có ưu điểm chính là nhanh, gọn và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên do gạo tấm là phần đầu hạt gạo bị vỡ ra trong quá trình xát lúa vậy nên nếu không chú ý cẩn thận hạt cơm thành phẩm sẽ bị nát. 

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gạo tấm
  • Gia vị: muối
  • Dầu ăn ( có thể thay thế bằng bơ lạt)
Chuẩn bị gạo tấm

Chuẩn bị gạo tấm

1.2 Chi tiết các bước nấu cơm gạo tấm

Bước 1: Ngâm gạo

Đong lấy 150 gram gạo tấm cho vào bát rồi đem vo. Vo dưới nước 3 lần rồi cho nước vào ngâm gạo trong 30 phút để gạo nở ra, cách này sẽ giúp cơm được chín đều và không bị nát.

Hướng dẫn nấu cơm tấm

Hướng dẫn nấu cơm tấm

Sau khi ngâm xong bạn chắt bỏ nước và đổ gạo vào nồi cơm, nếu vo luôn trong nồi thì sẽ ảnh hưởng đến lớp chống dính dưới đáy nồi.

Lượng nước cho vào thì tùy vào sở thích muốn ăn khô hay hơi nhão của gia đình bạn và phụ thuộc vào khả năng hút nước của gạo. Còn công thức chuẩn thì là 1:1,5 nghĩa là cứ một bát gạo thì lượng nước gấp 0,5 lần là 1,5 , 2 bát gạo là 2,5 bát nước.

Cho thêm nửa thìa cà phê muối và q thìa dầu ăn hoặc bơ lạt vào nồi. Bước này giúp cơm khi chín dẻo bóng và không bị cháy ở dưới đáy nồi. 

Bước 2: Thực hiện nấu cơm

Cho lòng nồi vào nồi và đậy kín nắp. Bật chế độ nấu cơm. Bạn canh khi nồi chuyển sang chế độ giữ ấm thì bạn để thêm 20 phút rồi rút phích cắm. Vậy là cơm đã chín rồi.

Tuy nhiên để cơm ráo hẳn nước và se se bề mặt thì bạn ủ cơm trong nồi khoảng 10 đến 20 phút trước khi lấy ra. Công đoạn này còn giúp cơm không bị dính vào thành nồi đấy. 

1.3 Lưu ý trong quá trình nấu cơm tấm

Các quán bán cơm tấm thường không dùng 1 loại gạo mà sẽ kết hợp gạo tấm thơm nhưng đã mua từ lâu, hơi cũ nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo, hạt không bị mốc mọt.

Loại này khi nấu hạt cơm sẽ có độ kết dính và thơm. Loại thứ 2 là gạo tấm mới nấu ra cơm mềm và các hạt cơm tơi rời nhau. 

Cơm tấm

Cơm tấm

Như vậy khi nấu trộn hai loại gạo sẽ bù trừ được khuyết điểm cho nhau giúp ta nấu ra nồi cơm tấm thơm ngon chuẩn nhất. Còn về tỷ lệ nấu thì còn phụ thuộc vào sở thích của gia đình bạn nữa. Tăng lượng gạo tấm thơm nếu bạn thích ăn cơm dẻo,  hạt cơm dính liền còn nếu thích ăn cơm hơi khô, hạt cơm tơi rơi khi xới thì tăng lượng gạo còn lại. 

Món cơm tấm có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào phần cơm, vậy nên mong rằng những chia sẻ, những bí quyết #wikiohana đã chia sẻ sẽ giúp đỡ các bạn hoàn thành món ăn này một cách xuất sắc nhất.

2. Hướng dẫn nấu cơm tấm sử dụng nồi hấp (xửng hấp)

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gạo tấm: 250gram
  • Muối ăn: Một chút xíu, khoảng 1/4 thìa cafe
  • Bơ lạt hoặc dầu ăn sẵn có: nửa thìa cà phê
  • Lá dứa tươi: 3 – 5 lá . Nguyên liệu này chỉ dùng cho cách nấu  cơm tấm bằng xửng hấp thôi

2.2 Chi tiết các bước thực hiện

Bước 1: Thực hiện vo gạo

Đầu tiên đong gạo, tùy vào số lượng người ăn mà bạn ước lượng số gạo cần dùng. Ở đây mình sẽ dùng công thức với 250 gram gạo. Vo gạo dưới nước sạch 2-3 lần.

Khác với nấu bằng nồi cơm là nấu bằng xửng hấp thì ta không nhất thiết phải ngâm gạo trước khi nấu nhưng nếu bạn muốn cơm nhanh chín hơn thì ngâm khoảng 10 phút trước khi cho vào xửng hấp.

Lá dứa bạn rửa sạch, cắt bỏ cuống lá rồi thái khúc. Khi lá ráo bớt nước bạn xếp kín đáy xửng hấp. Nấu cơm với lá dứa sẽ giúp phần cơm tấm dậy mùi thơm và hơi lên màu đẹp mắt hơn.

Bước 2: Thực hiện hấp

Đổ hết phần gạo tấm đã vo vào trên xửng hấp có xếp lá dứa. Đổ nước ngập ½ đáy nồi rồi cho lên bếp đun. Bật lửa to để nước nhanh sôi rồi sau đó hạ lửa vừa để gạo được chín đều toàn bộ.

Nấu cơm bằng xửng hấp tốn khoảng 30-50 phút tùy nồi. Trong lúc nấu bạn nên mở nắp 1-2 lần đảo gạo, đảm bảo gạo chín đều.

Sau 30 phút bạn mở nắp kiểm tra xem gạo đã chín chưa. Nếu chưa thì bạn nấu thêm khoảng 10 phút nữa còn khi cơm đã tơi, mềm thì bạn nhấc nồi xuống. Để lâu hơi nước bốc lên sẽ làm gạo bị nhão. Nếu muốn hạt cơm bóng mẩy thì trước khi nấu bạn cho ½ thìa cà phê bơ hoặc dầu ăn vào trộn đều với gạo nha.

2.3 Một số lưu ý quan trọng

Bản chất của gạo tấm là phần đầu bị vỡ ra trong khi xay xát lúa. Vậy nên khi chọn gạo đừng chọn hạt quá nhỏ, quá vụn sẽ làm cơm nấu ra bị nát, nhiều khi sẽ biến thành cháo. Vậy nên mọi người thường chọn hạt gạo tấm có kích cỡ vừa và lớn.

Cả quá trình nấu cơm tấm cần chú trọng đến thời gian và lượng nước nấu để có được nồi cơm hoàn chỉnh và ưng ý nhất.

3. Kết bài

Ở miền Bắc không phổ biến món này vì đây là đặc sản của vùng Nam Bộ. Ở thành phố Hồ Chí Minh bạn sẽ bắt gặp các cửa tiệm bán cơm tấm mọc lên ở khắp mọi nơi, thực đơn vô cùng phong phú với cơm tấm sườn bì chả, cơm tấm trứng chiên, cơm tấm thịt cốt lết,…

Bạn có thể nấu cơm tấm với bất kỳ loại thức ăn kèm nào bởi tất cả đều có hương vị riêng đáp ứng sở thích của từng người. 

Chúc bạn thành công!

Cập nhật 01/07/2020

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)