2 cách nấu cơm gạo lứt chín dẻo – thơm ngon bằng nồi cơm điện

Gạo lứt nổi tiếng là loại gạo tốt cho sức khỏe, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Nhiều người không thích ăn gạo lứt bởi nó khá nhạt và khó ăn nhưng nếu bạn biết cách nấu, món cơm gạo lứt sẽ ngon không kém loại gạo trắng chúng ta thường ăn đâu!

Cách nấu cơm gạo lứt

Cách nấu cơm gạo lứt

1. Hướng dẫn nấu cơm gạo lứt truyền thống

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • 2 bát con gạo  lứt
  • 1 thìa nhỏ muối tinh
  • 1 quả mơ ngâm muối
  • Nồi cơm điện hoặc nồi áp suất để nấu cơm

Nguyên liệu và dụng cụ chuẩn bị

Nguyên liệu và dụng cụ chuẩn bị

1.2 Chi tiết các bước nấu cơm gạo lứt

Bước 1: Thực hiện ngâm gạo

– Trước tiên, bạn cho gạo ra rổ, nhặt sạch hạt lép và vỏ trấu còn sót lại, vo dưới vòi nước lạnh. Chú ý vo nhẹ tay và không vo quá nhiều lần sẽ khiến gạo bị mất chất nhé, thường bạn vo khoảng 2-3 lần là được.

Thực hiện ngâm gạo

Thực hiện ngâm gạo

– Vì hạt gạo lức khá cứng nên để nấu cơm ngon bạn phải ngâm gạo trong nước lạnh qua đêm để hạt gạo nở mềm. Nếu muốn nhanh bạn có thể sử dụng nước ấm.

Bước 2: Nấu cơm gạo lứt

  • Nấu bằng nồi cơm điện

– Gạo lứt sau khi ngâm bạn cho vào nồi cơm điện, mơ muối rửa qua nước cho vào nồi nấu cùng cơm. Bạn thêm 1 chút xíu muối rồi đổ nước gấp rưỡi lượng gạo và đập nắp, bật nút nấu.

– Nấu cơm gạo lứt có hơi tốn công một chút ở công đoạn khi cơm sôi bạn tắt nguồn điện ở nồi. Để yên cho gạo ngâm nước sôi, khoảng 35-40 phút sau bạn bật lại nguồn điện và nấu lại từ đầu nhé!  

– Khi cơm chín và chuyển qua nút giữ ấm, bạn để cơm giữ ấm khoảng 30 phút thì mở nắp cho bớt hơi nước và dùng ngay được rồi!

  • Nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất
Cách nấu trực tiếp với nước

– Nấu cơm bằng nồi áp suất và các loại nồi khác cũng khá đơn giản. Trước tiên bạn cùng vo gạo và cho vào nồi, thêm nước gấp rưỡi gạo và đậy nắp. Bạn bận bếp, nấu đến khi cơm sôi, nồi áp suất xả khí thì bạn tắt bếp nhé!

– Bạn để yên khoảng 10-15 phút cho gạo nghỉ rồi bật bếp, đun nhỏ lửa thêm khoảng 15 phút nữa, cơm chín đều là ăn được.

Hoàn thành món ăn

Hoàn thành món ăn

Cách nấu cách thủy

Ngoài ra bạn cũng có thể nấu cơm bằng cách nấu cách thủy. Cách thực hiện như sau: Bạn vo sạch rồi đổ gạo vào một chiếc bát tô to hoặc nồi đất, chế nước theo tỷ lệ 1:1,2 nghĩa là lượng nước gấp khoảng 1,2 lần lượng gạo rồi đặt vào nồi lớn, đổ nước vào nồi sao cho lượng nước khi đặt bát tô vào chỉ cao bằng một nửa hoặc già nửa bát tô.

Bạn bật bếp, nấu cơm đến khi nước sôi thì bạn tắt bếp, để cơm nghỉ khoảng 15-20 phút thì bật lại bếp và tiếp tục nấu. Cơm chín, hạt nở đều thì bạn xới nhẹ để cơm được tơi rồi tắt bếp, giữ ấm thêm khoảng 25 phút rồi mới dùng nhé.

Xem thêm:

2. Cách nấu cơm gạo lứt muối mè chuẩn

Gạo lứt sẽ ngon hơn khi được ăn cùng muối mè. Món cơm dân dã nhưng thơm ngon sẽ khiến bạn mê mẩn ngay từ lần thử đầu tiên đấy!

Cách nấu cơm gạo lứt muối mè

Cách nấu cơm gạo lứt muối mè

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gạo lứt: 2 bát cơm
  • Mè trắng: 100gr
  • Muối
  • Đường
  • Nồi nấu cơm

Gạo lứt bạn có thể tìm mua ở siêu thị hay cửa hàng bán gạo đều có. Có nhiều loại gạo lứt nhưng bạn nên chọn loại có màu đỏ hơi thẫm. Loại gạo này có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và cũng dễ ăn hơn các loại gạo khác.

2.2 Chi tiết các bước nấu cơm gạo lứt muối mè

Bước 1. Thực hiện ngâm gạo

– Gạo lứt mua về bạn đong lấy lượng vừa đủ cho khẩu phần ăn của cả gia đình. Vo nhẹ tay  dưới vòi nước và ngâm qua đêm hoặc ít nhất trong 6 tiếng đồng hồ với nước lạnh

– Sở dĩ phải ngâm gạo trước bởi hạt gạo lứt khá cứng. Nếu để chỉ vo mà không ngâm thì cơm sẽ khô, cứng và lâu chín.

– Lượng nước khi nấu cơm rất quan trọng. Nhiều nước cơm sẽ nhão còn ít nước cơm sẽ khô. Với loại gạo bình thường tỉ lệ sẽ là 1:2 (1 cơm thì 2 nước) còn với gạo lứt, tỉ lệ này sẽ là 1:1,5 (1 cơm thì 1,5 nước).

Bước 2: Thực hiện nấu

– Vì thời gian nấu cơm gạo lứt lâu hơn loại gạo trắng nên tốt nhất là sử dụng nồi áp suất nấu sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

– Gạo lứt có thể kết hợp cùng các loại hạt khác như hạt đậu đỏ hoặc hạt đậu đen để tăng thêm dinh dưỡng cho món cơm. Lưu ý cần ghi nhớ là bạn phải ngâm các loại hạt từ 3-4 tiếng trước khi nấu nhé!

Bước 3: Tiến hành làm Muối Mè

– Mè trắng bạn nên rửa sơ qua với nước và để thật ráo sẽ giúp mè không bị cháy khi rang. Bạn cho từng nắm nhỏ mè vào chảo, đảo đều tay dưới lửa nhỏ đề mè chín vàng đều nhé!

– Bạn trộn mè và muối theo tỷ lệ 1:5 khi ăn với gạo lứt. Nếu ăn bình thường thì điều chỉnh lại theo tỉ lệ 1:20 nhé. Có thể thêm vào 1 chút đường để trẻ con dễ ăn hơn nhưng đừng cho nhiều đường quá sẽ khiến muối mè nhanh chảy nước.

– Muối mè và cơm đã sẵn sàng. Bạn xúc một lượng muối mè vừa đủ vào bát cơm gạo lứt, trộn đều là có thể ăn ngay được rồi nhé!

Hoàn thành món ăn

Hoàn thành món ăn

Cơm gạo lứt muối mè là món ăn trong chế độ ăn thực dưỡng được nghiên cứu và giới thiệu bởi Ohsawa. Đây là chế độ ăn rất tốt cho sức khỏe. Góp phần nuôi dưỡng cơ thể từ sâu bên trong với các loại thực phẩm lành tính và ít chất béo dầu mỡ. Phù hợp với cả người ăn chay và người ăn mặn nhưng đang tìm kiếm một giải pháp ăn uống có lợi cho sức khỏe, phòng tránh bệnh tật hiệu quả!

Xem thêm:

3. Giá trị dinh dưỡng của món gạo lứt

– So với gạo trắng, gạo lứt ít bột đường và chất béo nhưng rất giàu các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.

– Trong 150gr cơm gạo lứt chứa 84mg magie, gấp hơn 4 lần trong gạo trắng (19mg magie/150gr gạo).

– Lớp cám gạo lứt cũng chứa thành phần giúp giảm lượng cholesterol. Đồng thời ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

– Cơm gạo lứt tuy nấu hơi mất thời gian một chút nhưng là giải pháp ăn uống lành mạnh. Phù hợp các gia đình có người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường hoặc người đang ăn kiêng.

4. Kết bài

Cách nấu cơm gạo lứt không khó như bạn nghĩ đúng không nào. Bạn cũng có thể chế biến gạo lứt thành nhiều món ăn khác như cháo gạo lứt hay bánh gạo lứt đề rất ngon đấy. Chúc các bạn thành công với món cơm này!

Cập nhật 27/06/2020

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)