2 cách làm chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon – bổ dưỡng cơ thể

Chân giò hầm thuốc bắc là một món ăn ngon và cực kỳ bổ dưỡng, phù hợp với những người mới ốm dậy hoặc cơ thể suy nhược, cần bồi bổ sức khỏe. 

Cách làm chân chân giò hầm thuốc bắc khá cầu kỳ, không chỉ nguyên liệu tươi ngon mà thời gian nấu độ lửa cũng rất quan trọng. 

Chân giò hầm thuốc bắc

Chân giò hầm thuốc bắc

Với 2 công thức dưới đây hy vọng rằng bạn sẽ thành công chế biến món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon cho gia đình cùng thưởng thức nhé!

1. Hướng dẫn làm chân giò hầm thuốc bắc chuẩn vị

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

Chân giò lợn: 1 cái

Với chân giò lợn bạn nên chọn chân trước vì phần xương này ống nhỏ lại nhiều thịt, ít mỡ. Chân giò hầm ngon bạn phải chọn những miếng dày thịt, nạc mỡ vừa phải, còn tươi ngon. Tuyệt đối không chọn mua miếng chân giò có dấu hiệu bốc mùi, hôi thối. 

Giò heo

Giò heo

Thuốc bắc: Thuốc bắc hầm chân giò bạn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc bắc hoặc trong siêu thị cũng có bán gói gia vị nấu chân giò hầm thuốc bắc rất tiện lợi. Các loại thuốc dùng hầm chân giò gồm: Hạt sen, kỷ tử, thục địa, táo tàu, hoài sơn, nhãn nhục…

Các nguyên liệu phụ trợ đi kèm: Bên cạnh 2 nguyên liệu chính là chân giò và thuốc bắc, bạn cần chuẩn bị thêm các loại rau củ và gia vị như:

  • Củ sắn: 1 củ nhỏ
  • Cà rốt: 1 củ
  • Nấm đông cô: 1 gói nhỏ khoảng 50gr
  • Dừa xiêm: 1 quả lấy nước 
  • Gia vị: Muối, hạt nêm, đường, mì chính, nước mắm, đường, dầu ăn…

1.2 Chi tiết các bước làm chân giò hầm thuốc bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chân giò: 

Chân giò trước khi nấu bạn phải sơ chế thật sạch. Trước tiên bạn cạo sạch lông và biểu bì còn xót trên miếng chân giò. Sau đó rửa chân giò với nước muối loãng, cọ sạch phần móng. Cách làm này giúp chân giò trắng sạch và khử mùi hôi hiệu quả.

Tiếp đó, bạn dùng rơm nướng cháy miếng chân giò. Nếu không có rơm bạn có thể dùng đèn khò ga hoặc bọc miếng chiên giò trong miếng màng bọc nhôm rồi nướng trên bếp ga.

Tiếp đó bạn đem chân giò đi rửa sạch dưới vòi nước, dùng một miếng chà nhôm chà sạch lớp muội than còn dính trên miếng chân giò.

Sau khi chân giò ráo nước bạn chặt chân giò thành các miếng nhỏ vừa ăn.

Thực hiện sơ chế

Thực hiện sơ chế

Thuốc bắc: Các loại thuốc bắc bạn không cần để riêng, rửa nước cho sạch rồi để ráo.

Cà rốt, sắn: Cà rốt và sắn bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành các miếng vừa ăn. Cà rốt có thể tỉa hoa cho đẹp. Lưu ý bạn không nên cắt rau củ nhỏ quá sẽ khiến rua củ bị nát khi ninh lâu nhé!

Dừa xiêm: Dừa xiêm bạn chặt lấy nước dừa để riêng, phần cùi dừa nạo lấy phần cơm dừa, lọc lấy phần nước dão.

Bước 2: Tiến hành hầm

Chuẩn bị nước hầm: Bạn bắc một chiếc nồi lên bếp, đổ 1 lít nước lọc vào nồi, trút phần nước dừa tươi vào, khuấy đều. Sau đó bạn cho tiếp phần thuốc bắc vào nồi nấu cùng. Bạn nấu dưới lửa nhỏ, quan sát thấy nước chuyển sang màu nâu đỏ đẹp mắt là được. 

Hầm chân giò: Khi nước hầm đã được, bạn trút phần chân giò vào nồi. Khi nồi thịt chân giò sôi lại bạn nêm 1 muỗng muối, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng đường rồi khuấy đều. 

Bạn đậy nắp tiếp tục nấu đến khi thịt chân giò chín mềm thì cho cà rốt và củ sắn vào nấu. Nấu thêm tầm 10 phút bạn nêm lại gia vị lần nữa rồi tắt bếp.

Chân giò hầm thuốc bắc nên ăn ngay khi còn nóng để giữ được hương vị thơm ngon và dưỡng chất từ thuốc bắc và chân giò. Món này có thể ăn kèm với mỳ vắt hay bún gạo đều ngon.

1.3 Yêu cầu thành phẩm

– Món chân giò hầm thuốc bắc ngon trước hết hình thức đẹp mắt, nước dùng trong, thơm mùi thuốc bắc nhưng không quá nồng!

– Khi ăn miếng thịt giò chín mềm, ngấm gia vị và các loại thuốc bắc, nếm thêm thìa nước soup đậm đà thật tròn vị!

Xem thêm:

2. Bí quyết làm chân giò hầm thuốc bắc – ngải cứu

2.1 Chuẩn bị

  • Chân giò heo: 1 chiếc khoảng 1 kg
  • Thuốc bắc hầm chân giò: 1 gói
  • Nấm hương: 10 gram
  • Hạt sen tươi: 50 gram
  • Thục đen: 20 gram
  • Sâm quy: 20 gram
  • Ngải cứu: 10 gram
  • Gia vị: Muối, đường, nước mắm, mì chính, hạt nêm, nước cốt dừa…
Nướng chân giò heo

Nướng chân giò heo

2.2 Chi tiết các bước làm chân giò hầm thuốc bắc – ngải cứu

Bước 1: Tiến hành sơ chế

Trước tiên bạn sơ chế chân giò. Cạo sạch lông rồi gói chân giò trong màng bọc nhôm, nướng trên bếp ga hoặc than lửa rồi rửa sạch lại với nước lạnh. Sau đó bạn chặt chân giò thành các miếng vừa ăn, ướp cùng 1 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng đường, ⅓ muỗng mì chính rồi trộn đều.

Tiếp đó bạn rửa sạch nấm hương, hạt sen, sâm quy…để trong rổ cho ráo nước.

Ngải cứu bạn cũng nhặt rễ và lá úa, rửa sạch rồi để ráo.

Bước 2: Tiến hành nấu

Bạn chuẩn bị một chiếc nồi lên bếp, cho chân giò, hạt sen, thục đen, nước lọc và nước cốt dừa vào nồi, đậy nắp nấu dưới lửa nhỏ cho nhừ. Tùy theo lượng thức ăn mà thời gian nấu khoảng 45 phút đến 1 tiếng.

Khi thịt chân giò chín tới, bạn cho các loại thuốc bắc và rau ngải cứu vào nấu cùng. 

Chân giò hầm thuốc bắc đã hoàn thành bạn múc ra tô, ăn ngay khi nóng hoặc có thể sử dụng thêm các loại mỳ vắt hay bánh mỳ cũng rất ngon nhé!

Xem thêm:

Kết bài

Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn cực kỳ bổ dưỡng, phù hợp để bồi bổ sức khỏe, người làm việc nặng nhọc hoặc người mới ốm dậy cần bồi bổ ăn món này rất tốt. Tuy nhiên vì món này rất bổ nên bạn chỉ ăn khoảng 1 – 2 lần một tuần thôi để đảm bảo sức khỏe.

Hy vọng rằng với 2 công thức trên đây bạn sẽ thành công chế biến món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon nhé!

Cập nhật 27/06/2020

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)