2 cách nấu bún măng vịt đơn giản – ngon hấp dẫn

Vịt là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, kết hợp với nhiều loại gia vị, rau củ khác để tạo thành các món ăn ngon như vịt om sấu, vịt cháy tỏi, vịt nấu chao…

Cách nấu bún măng vịt

Cách nấu bún măng vịt

Hôm nay, kênh ẩm thực #ohana sẽ chia sẻ với bạn một món ăn từ vịt rất ngon và nổi tiếng – Bún măng vịt.

1. Bí quyết nấu bún măng vịt ngon chuẩn vị

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

Bún măng vịt rất phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy các quán ăn bán bún măng vịt trên nhiều các đường phố. Giá cả của một bán bún măng vịt dao động từ 25 – 40 nghìn. Một cái giá không quá đắt đỏ nhưng không phải ai cũng hợp khẩu vị với các chế biến của chủ quán.

Do vậy, nhiều người lựa chọn cách tự nấu bún măng vịt ở nhà. Cách nấu cũng không quá khó, nếu bạn đã biết cách nấu canh măng xương thì với thì cách nấu nước dùng cho bún măng vịt cũng gần giống vậy. Trước tiên, các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm có:

  • Thịt vịt: Bạn mua 1 con nặng khoảng 1 kg hoặc hơn một chút là được, nếu chọn con to quá sẽ dễ bị mỡ nhiều.
  • Măng tươi: 300g (có thể thay thế bằng măng khô nếu thích, tuy nhiên nếu dùng măng khô sẽ phải sơ chế lâu hơn)
  • Gừng: 1 củ
  • Tiết vịt: 1 bát
  • Chanh: 1 quả
  • Ớt hiểm: 2 – 3 trái
  • Hành hoa: 5 – 6 nhánh
  • Rau mùi: 1 nắm nhỏ
  • Hành tím: 3 củ
  • Tỏi khô: 2 củ (có thể dùng tỏi tươi nhưng hương vị sẽ không ngon bằng tỏi khô)
  • Rượu gạo: 1 ly nhỏ
  • Bún gạo:  1kg
  • Xà lách, rau sống ăn kèm (bắp chuối bào, ngò rí, húng quế, giá đỗ, diếp cá…)
  • Gia vị: Muối, đường, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn…
Bún măng vịt cần chuẩn bị những gì?

Bún măng vịt cần chuẩn bị những gì?

1.2 Chi tiết các bước nấu bún măng vịt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt vịt bạn mua con sống rồi nhờ người bán giết thịt sẽ đảm bảo hơn khi mau thịt bán sẵn. Sau khi đã có thịt vịt, bạn tiến hành khử mùi hôi của vịt. Thịt vịt có mùi nồng đặc trưng nên nếu bạn không khử mùi trước khi nấu sẽ rất khó ăn.

Bạn pha hỗn hợp gồm 1 ly  rượu, 1 thìa muối, 1 muỗng nước cốt chanh rồi chà sát lên mình con vịt rửa sạch với nước nhiều lần. Tiếp đó bạn đập dập củ gừng, tiếp tục chà sát lên mình con vịt rồi lại rửa sạch với nước. Làm kỹ như vậy vịt mới sạch mùi hôi và khi nấu sẽ thơm hơn. 

Thực hiện sơ chế vịt

Thực hiện sơ chế vịt

Tiếp theo bạn bắc một nồi nước nhỏ, nước sôi bạn cho miếng huyết vịt vào luộc vừa chín tới thì vớt ra.

Măng tươi bạn rửa nước rồi thái thành các sợi nhỏ. Một số loại măng có vị khá đắng, do vậy khi sơ chế măng bạn phải chần sơ măng trong nước nóng rồi vớt ra bỏ vào bát nước lạnh, bóp nhiều lần rồi vắt ráo.

Măng tươi

Măng tươi

Gừng tươi bạn cạo sạch vỏ, rửa sạch, chia làm ba, 1 phần đập dập, 1 phần thái sợi, 1 phần để nguyên.

Chanh cắt đôi, bỏ hạt, vắt lấy nước cốt.

Sơ chế nguyên liệu khác

  • Tỏi khô bóc vỏ, 1 phần để nguyên, phần còn lại đập dập băm nhuyễn.
  • Hành tím bạn cũng làm tương tự như tỏi khô, 1 nửa để nguyên còn 1 nửa đập dập băm nhuyễn.
  • Rau thơm các loại bạn nhặt bỏ gốc, ngâm trong nước pha muối loãng trong 15 phút rồi rửa lại với nước cho sạch.
  • Hành lá bạn cắt bỏ rễ, rửa sạch, cắt riêng phần lá xanh và phần cọng trắng. Phần lá xanh bạn cắt nhỏ, còn phần cọng trắng cắt khúc.
  • Rau mùi bạn cũng nhặt bỏ rễ, rửa sạch rồi thái nhỏ.

Bước 2: Nấu nước dùng và luộc vịt

Trước tiên bạn bắc một nồi nước trên bếp, nước sôi bạn cho gừng thái sợi, hành tím đập dập, đầu hành cùng 1 thìa muối trắng, khuấy đều. Các loại gia vị này thêm vào sẽ tạo mùi thơm cho thịt vịt.

Luộc vịt là một nghệ thuật

Luộc vịt là một nghệ thuật

Bạn nhẹ nhàng cho con vịt vào nồi. Lưu ý là nước phải ngập con vịt, nếu còn thiếu nước bạn bổ sung thêm nhé. Bật bếp nấu, khi nước sôi bạn hạ nhỏ lửa để tránh nước trào.

Sau 30 phút, bạn kiểm tra xem vịt chín chưa bằng cách dùng một chiếc đũa chọc vào thân vịt, nếu không còn nước đỏ chảy ra nghĩa là vịt đã chín. Bạn chuẩn bị một thau nước lạnh, vớt thịt vịt trong nồi ra bạn cho ngay vào thau nước lạnh này. Nước lạnh sẽ giúp da vịt săn lại, thịt giữ màu trắng đẹp mắt, không bị thâm.

Ngâm trong nước lạnh khoảng 3 phút bạn vớt con vịt ra bỏ vào đĩa. Chờ  thịt nguội bạn chặt thành các miếng vừa ăn, xếp đẹp mắt trên đĩa. 

Nồi nước luộc thịt bạn giữ lại để nấu nước dùng nhé!

Bước 3: Thực hiện làm nước mắm gừng chấm vịt

Thịt vịt ăn với nước mắm gừng mới đúng điệu!

Nước mắm gừng chấm vịt

Nước mắm gừng chấm vịt

Các nguyên liệu để làm nước mắm gừng gồm: gừng tươi, ớt, tỏi, đường,  nước mắm, mì chính. Trước tiên bạn cho gừng, ớt, tỏi, đường, mì chính vào cối, dùng chày giã nhuyễn.

Sau đó bạn dùng thìa múc ra chén, thêm 3 muỗng nước mắm ngon và 1 muỗng nước cốt chanh khuấy đều. Vậy là chén nước chấm đã hoàn thành.

Bước 4: Nấu măng và hoàn thành

Để nước dùng được đậm đà bạn nên xào măng trước. Phi thơm 1 muỗng hành tỏi băm trên chảo, khi hành tòi vàng thì bạn cho măng vào xào, đảo đều tay để măng không bị cháy. Khi măng gần chín bạn nêm vào chảo măng 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng nước mắm, ⅓ muỗng đường. Đảo đều chảo măng đến khi măng chín thì bạn tắt bếp. Vì măng đã luộc trước đó nên xào măng rất nhanh chín.

Hoàn thành món bún vịt

Hoàn thành món bún vịt

Tiếp đó bạn đổ măng đã xào vào nồi nước luộc vịt, thêm đầu hành lá vào. Tiết vịt bạn cắt thành các miếng nhỏ rồi cũng cho vào nồi nước dùng. Nấu trên lửa liu riu khoảng 10 phút, nếm lại xem vị đã vừa chưa rồi tắt bếp.

Các loại rau sống bạn xếp gọn gàng trên đĩa.

Khi trình bày món ăn, bạn trụng bún trong nồi nước dùng rồi gắp vào tô, chan nước dùng đậm đà, rắc lên trên hành ngò thái nhỏ để bát bún thêm phần đẹp mắt. Bạn đặt bán bún bên cạnh đĩa thịt vịt luộc và chén nước mắm gừng và thưởng thức nhé!

1.3 Yêu cầu thành phẩm

Món bún măng vịt ngon trước tiên phải có hình thức bắt mắt, mùi thơm của nước dùng ninh xương và còn nóng hổi. 

Khi ăn, nước dùng đậm đà, ngọt thanh vị xương ninh kỹ quyện với gia vị nêm vừa đủ. Thịt vịt mềm, không khô, không còn mùi hôi. Nước chấm gừng cay, mặn, chua , ngọt hài hòa, ăn cùng bún và thịt vịt rất vừa miệng. 

Xem thêm:

2. Hướng dẫn làm bún măng vịt ngon (cách 2)

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1kg thịt vịt làm sẵn
  • 1 miếng tiết vịt
  • 500 gram măng tươi
  • Muối, đường, hạt nêm, nước mắm
  • 1kg bún tươi
  • Rau thơm, hành hoa, hành phi
Chuẩn bị bún

Chuẩn bị bún

2.2 Chi tiết các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Vịt mua về bạn rửa với nước lạnh có pha nước cốt chanh. Sau đó bạn dùng gừng tươi giã dập hà sát lên mình con vịt rồi rửa lại nhiều lần với nước lạnh cho sạch. Cách này sẽ giúp khử mùi hôi của vịt hiệu quả.

Bắc một nồi nước lên bếp, thêm 1 muỗng muối, 1 củ hành tím đập dập, 3 cọng đầu hành lá, khuấy đều cho muối tan rồi cho vịt vào luộc.

Vịt khi luộc sẽ ra khá nhiều mỡ nên bạn vớt bớt mỡ ra để nước dùng được trong nhé! Thịt vịt luộc khoảng 30-40 phút sẽ chín, bạn kiểm tra nếu không còn nước đổ chảy ra nữa thì vớt vịt ra trụng qua nước lạnh để giữ độ trắng đẹp của thịt. Khi thịt đã nguội bạn chặt thành các miếng vừa ăn, xếp ra đĩa.

Tiết vịt bạn bỏ vào nồi nước sôi luộc chín. Khi tiết chín bạn vớt ra, chờ nguội cắt thành các miếng nhỏ.

Bước 2: Tiến hành nấu

Trước tiên bạn xào măng trên bếp, nêm gia vị muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn.

Măng chín tới bạn trút vào nồi nước dùng vịt, cho thêm 3 – 4 đầu hành hoa, nêm lại gia vị cho vừa ăn, nấu thêm 10 phút thì tắt bếp.

Nước mắm gừng: Bạn giã nhỏ gừng, tỏi, ớt cho vào một chiếc bát, thêm 1 muỗng đường, 1 thìa mì chính, 3 muỗng nước mắt, 1 muỗng nước cốt chanh rồi khuấy đều, nếm thấy vừa miệng là được.

Trình bày: Xếp bún vào tô, xếp các miếng thịt vịt và huyết vịt lên trên, chan nước dùng, để lên trên vài cọng hành ngò, thưởng thức cùng rau sống và nước mắm gừng.

Xem thêm:

Lời kết

Bún măng vịt có nước dùng đậm đà, miếng thịt mềm, chan thêm nước mắm gừng nữa thì ngon tuyệt. Cách thực hiện món bún măng vị không quá cầu kỳ, quan trọng là nước dùng vừa miệng và thịt vịt mềm ngon. Bữa sáng lót dạ bằng một bát bún măng vịt vừa no vừa tốt cho sức khỏe.

Hy vọng rằng công thức trên đây sẽ giúp bạn thực hiện thành công món ăn này nhé!

Cập nhật 27/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)