2 cách làm Chè bưởi ngon chuẩn vị – cách nấu cực đơn giản

Chè là món ăn vô cùng quen thuộc với người dân khắp mọi miền tổ quốc. Đặc biệt là trong mùa hè nóng nực thì một ly chè mát lạnh sẽ xua tan mọi sự mệt mỏi.

Hôm nay #ohana sẽ giới thiệu với các bạn cách làm chè bưởi – món ăn tưởng chừng đơn giản lại không hề dễ dàng chút nào.

Cách nấu chè bưởi

Cách nấu chè bưởi

Để làm một nồi chè bưởi không khó nhưng để nồi chè ngon ngọt mà không bị đắng thì lại cần chút mẹo nhỏ. Nào cùng tìm hiểu nhé!

1. Hướng dẫn làm chè bưởi thơm ngon truyền thống

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu chính:

  • 1 quả bưởi to để lấy cùi ( bưởi năm roi/ bưởi da xanh)
  • Đậu xanh: 100 gram
  • Bột năng: 200 gram
  • Đường cát
  • Đường phèn
  • Muối
  • Lá dứa
  • Nước hoa bưởi để tạo mùi hương bưởi thơm ngát cho món chè
  • 250 gram đường phèn.
  • Muối, đường
Chọn bưởi làm nguyên liệu

Chọn bưởi làm nguyên liệu

Nguyên liệu làm cốt dừa ăn kèm

  • Dừa sợi: 500 gram 
  • Lạc rang sẵn: 100g
  • Đường cát trắng: 15g
  • Muối: 5g
  • Bột năng: 2g
  • Nước sôi nguội: 250ml
  • 2 ống vani hoặc 5g bột vani(Nguyên liệu này để cốt dừa thêm thơm nên có thể không có cũng được).

1.2 Chi tiết các bước làm chè bưởi không đắng

Bước 1: Sơ chế phần vỏ bưởi

– Để cùi giòn và dày thì nên chọn quả bưởi còn tươi. Dùng dao gọt sát vỏ quanh trái bưởi, bỏ phần vỏ giữ lại phần cùi trắng. Sau đó cắt tách lấy phần cùi khỏi quả bưởi, cắt thành từng miếng vuông nhỏ với chiều dài 1 cm.

Sơ chế phần vỏ bưởi

Sơ chế phần vỏ bưởi

– Để cùi bưởi khi nấu không bị đắng mà còn giòn thì đầu tiên bạn cho 1 thìa muối vào trộn đều với cùi bưởi, để yên trong 3 tiếng cho cùi bưởi thấm muối. 

– Sau 3 tiếng, đeo bao tay bóp phần cùi bưởi, bóp mạnh và đều sao cho cùi khô cong lại. Sau đó xả sạch với nước lạnh và để ráo.

– Thứ hai là luộc cùi: Bắc nồi nước lên bếp, cho đường phèn vào khuấy tan. Khi nước đường đã sôi, bạn cho hết phần cùi bưởi ở trên vào. Khuấy đều và luộc trong vòng 3 phút rồi nhanh tay vớt cùi bưởi ra thả vào một tô nước lạnh đã chuẩn bị trước đó. 

– Lưu ý phải bật lửa thật to và đừng luộc lâu quá sẽ làm cùi bị dai. Bạn ăn thử thấy cùi hơi mặn và không hề chua là được rồi.

Bước 2: Chế biến phần đậu xanh

– Nhớ mua đậu xanh đã đãi sạch vỏ. Rửa lại đậu với nước cho hết bụi bẩn và ngâm trong vòng 2 tiếng cho đậu mềm. 

– Trộn đậu với một ít muối, đổ phần đậu vào nồi luộc chín. 

Bước 3: Sơ chế phần cùi bưởi (tạo độ giòn)

– Trong lúc hấp đậu thì ta sơ chế phần cùi đã luộc.

– Cho 2 giọt nước hoa bưởi vào phần cùi đã bóp hết nước. Thêm vào 50 gram đường và trộn đều tay đến khi đường tan và ngấm vào cùi bưởi.

– Chuẩn bị một cái nồi, cho phần cùi bưởi và đổ thêm nước tỉ lệ 1:1. Khi nước sôi bạn thêm 50 gram bột năng vào và trộn đều. Làm thế này vừa nhanh vừa tạo một lớp bao ngoài cùi bưởi.

– Để nồi chè thêm hấp dẫn, bạn cho thêm 50g bột năng và lần nữa để cùi bưởi được dày hơn. Khi ăn dai giòn hơn.

– Nấu một nồi nước khác, khi nước sôi cho phần cùi bưởi ở trên vào luộc. SAu 2 phút dùng muôi vớt ra một bát nước lạnh có thêm vài viên đá.

– Đá lạnh sẽ làm cùi bưởi se lại và giòn hơn. Ngâm 1 phút thôi rồi vớt ra nhé!

Bước 4: Nấu chè 

– Đầu tiên bạn rửa sạch lá dứa, cắt khúc hoặc buộc thành bó thả vào nồi có 1 lít nước. Thêm 200g đường phèn vào khuấy đến khi đường tan thì cho phần đậu xanh và cùi bưởi vào. 

– Vì các nguyên liệu đã chín nên chỉ cần nấu từ 10-15 phút thôi. Để tạo độ sánh cho phần chè thì bạn pha nước bột năng đổ vào.

– Vừa đổ vừa khuấy từ từ cho bột tan hết và màu chè chuyển dần sang màu trắng trong.

Bước 5: Hoàn thành

– Làm phần cốt dừa ăn kèm. Chuẩn bị 1 bát nước ấm, cho hết phần dừa nạo vào khuấy đều. Trong lúc đợi dừa tan thì chuẩn bị một cái khăn xô để vắt nước cốt dừa. Vắt thật mạnh tay , cẩn thận để thu được phần cốt sánh mịn nhé.

– Bạn cho lần lượt nước cốt dừa, đường cát trắng, muối và nước bột năng vào nồi đun sôi.

– Khi hỗn hợp chuyển thành màu trắng tinh thì thêm 1 ống vani vào khuấy đều và tắt bếp.

– Khi ăn cho phần cốt dừa beo béo này lên trên bát chè, rắc chút dừa khô và đậu phộng là tuyệt

– Món chè này ăn nóng hay thêm đá vào cũng cực kỳ ngon ,phù hợp làm món ăn giải nhiệt khi trời nóng.

2. Hướng dẫn nấu chè bưởi An Giang – ngon chuẩn vị

Có rất nhiều cách để nấu chè bưởi tùy thuộc vào vùng miền và sở thích của mỗi người. Nhưng phiên bản được nhiều người biết đến là là theo thì không thể không nói đến chè bưởi An Giang.

Món chè theo phong cách của người miền Tây sẽ thế nào nhỉ? Cùng tìm hiểu nhé!

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bưởi: 1 trái to ( khoảng 2 cân)
  • Đậu xanh đã xát sạch vỏ: 200gr
  • Nước cốt dừa đóng lon: 1 lon
  • Đường phèn: 400gr
  • Bột sắn dây hoặc bột năng: 20gr
Cách nấu chè bưởi An Giang

Cách nấu chè bưởi An Giang

2.2 Chi tiết các bước nấu chè bưởi An Giang (hoặc Vĩnh Long)

– Chọn mua bưởi năm roi hoặc bưởi da xanh sắp để lấy phần cùi to. Cắt vỏ bưởi và lột lấy phần cùi cắt hạt lựu.

– Pha 1 thìa muối biển vào bát nước sạch rồi thả cùi bưởi vào ngâm. Bưởi chứa một lượng lớn tinh dầu có tác dụng an thần xui tan mệt mỏi nhưng đồng thời khiến cùi bưởi bị đắng khi ăn. Vì vậy ngâm muối từ 3-4 tiếng cho nó tiết hết chất cay the hay đắng đi rồi rửa sạch lại với nước 3 lần. Bóp kiệt nước để ráo.

– Cho cùi bưởi vào nồi nước và luộc sơ qua. Khi nước sôi khuấy đều mấy phút rồi vớt nhanh phần cùi bưởi ra ngoài thả vào chậu nước đá lạnh. 

– Rửa sạch đậu xanh và ngâm nước 2 tiếng cho đậu nở. Để cho nhanh bạn dùng chính nồi nước luộc cùi bưởi nấu đậu xanh.

– Vắt kiệt nước trong cùi bưởi rồi cho 50 gram đường vào trộn đều. Khi cùi bưởi đã ngấm nước đường thì cho lên bếp sên. Đảo đều đến khi hỗn hợp chuyển sang không màu thì cho tiếp bột năng vào để bọc cùi.

– Canh đến khi đậu xanh đã mềm thì bạn cho hết phần đường phèn vào, khuấy tan. Đổ hết phần cùi bưởi ở chảo sang và thêm từ từ bột năng đến khi chè sánh lại là được. Muốn chè thêm mùi thơm thì bạn có thể thêm vani hoặc tinh dầu hoa bưởi vào.

– Vậy là xong rồi. Khi ăn múc chè ra bát thêm 1 thìa nước cốt dừa béo ngậy, dừa khô giòn tan rồi thưởng thức thôi.Chè bưởi ngọt ngọt thanh thanh, cùi bưởi dai giòn sần sật, thêm nước cốt dừa sánh mịn cùng đá bào mát lạnh, nếu nấu để bán thì trong vòng mấy tiếng thôi đã bay sạch nồi chè rồi.

2.3 Yêu cầu thành phẩm

– Ly chè vàng sóng sánh, lấp ló miếng cùi bưởi trắng trong giữa các hạt đậu xanh.

– Vì chè là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều nguyên liệu nên cần có độ sánh, không quá lỏng hay quá đặc, ăn cảm nhận được vị ngọt vừa phải, có mùi thơm của bưởi trong miệng. Quan trọng cho cốt dừa vừa phải tránh quá béo bị ngấy.

3. Chè bưởi và những thông tin bạn nên biết!

3.1 Những lưu ý trong quá trình nấu chè bưởi

– Như đã viết ở trên nên chọn bưởi da xanh hoặc bưởi năm roi sắp chín để tránh cùi có quá nhiều xơ.

– Một quả bưởi có một lượng cùi nhất định nên bạn hãy gọt sát vỏ để lấy được nhiều hơn hay mua thêm nếu muốn ăn nhiều nhé.

– Chè bưởi nguyên chất để tủ lạnh ăn được trong vòng 1-2 ngày.

3.2 Nên ăn chè bưởi vào lúc nào là tốt nhất?

Chè bưởi nói riêng hay tất cả các loại chè nói chung được dùng như một món ăn vặt giữa buổi. Thành phần 100% từ thiên nhiên, không chất bảo quản lại nhiều dinh dưỡng nên thường được các bà, các mẹ nấu cho con cháu mình ăn thay cho các món quà vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đặc biệt là khi bạn chưa kịp nấu cơm thì chè bưởi sẽ là “thần dược” chống đói đó.

Kết bài

Có lẽ cách nấu chè bưởi cầu kỳ, tỉ mỉ hơn nhiều  loại món ăn khác. Nhưng nếu bạn biết rằng ăn chè bưởi không hững thanh nhiệt giải độc mà còn còn giảm nguy cơ ung thư dạ dày thì chắc chắn nó sẽ có mặt trong thực đơn gia đình của nhiều người đó.

Đặc biệt với cách #ohana đã chỉ thì chè nấu ra sẽ ngọt thơm mà không hề đắng chút nào nhé.

Cập nhật 29/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)