Đau Mắt Đỏ – nguyên nhân, nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Bệnh viêm kết mạc do virus hay còn gọi là đau mắt đỏ là tình trạng xảy ra viêm ở kết mạc mi và lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (lòng trắng). Bệnh gây đau, ngứa, sưng, đỏ mắt, mắt nhiều gỉ, chảy nước mắt, có thể giảm thị lực…

Đặc biệt vào mùa hè bệnh dễ lây lan, trong thời gian ngắn  có thể bùng phát thành ổ dịch lớn. Người nào cũng có thể mắc bệnh, từ người lớn, trẻ em, thậm chí cả người già.

Một người có thể bị viêm kết mạc nhiều lần trong đời vì bệnh kết mạc cơ thể con người không sản sinh ra miễn dịch trọn đời.

1. Tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ 

1.1. Nguyên nhân bệnh

Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, mọi giới tính và rất dễ lây. Bệnh đau mắt đỏ thường có các nguyên nhân và triệu chứng sau:

Do virus:

Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.  Các triệu chứng ra ghèn dây, chảy nước mắt do cộm, ngứa, thị lực giảm, sưng mí, chói sáng khi biến chứng khô mắt.

Bệnh rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của  bệnh nhân; hắt hơi khi viêm họng, ho hay cảm cúm đi kèm.

Trị bệnh đau mắt đỏ

Trị bệnh đau mắt đỏ

Do vi khuẩn:

Thường là do các chủng vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus Influenzae …, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những tổn thương nặng nề.

Các dấu hiệu bệnh thường gặp như ghèn vàng hay màu vàng xanh nhạt gây dính 2 mí mắt khi thức dậy vào buổi sáng, chảy nước mắt và ngứa.

Nếu để bệnh nặng có thể sẽ gây ra viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi. Bệnh đau mắt đỏ lây qua vật dụng dính dịch tiết mắt hoặc dịch tiết nước mắt.

Do dị ứng:

Như lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, bụi … thường rất khó có thể xác định chính xác đâu là tác nhân gây dị ứng, xảy ra theo mùa, kéo dài hay tái phát.

Bệnh đau mắt đỏ có các triệu chứng như chảy nước mắt, viêm mũi dị ứng, ngứa mắt nhiều, bệnh xảy ra cả hai mắt và không lây.

Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ

Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ

1.2. Triệu chứng bệnh

– Đỏ mắt.

– Ngứa, cộm xốn.

– Bệnh đau mắt đỏ do DỊ ỨNG sẽ bị ngứa, chảy nước mắt nhiều và kèm theo rỉ ở 2 khóe mắt,  bệnh nhân cũng có thể bị viêm mũi dị ứng. Mặc dù đau mắt đỏ do dị ứng xảy ra cả 2 mắt nhưng lại không lây lan.

– Vào buổi sáng mắt đổ nhiều ghèn (rỉ) màu xanh,vàng dính ở 2 mắt, mắt ngứa là do vi khuẩn, một vài trường hợp nặng có thể gây nên viêm loét giác mạc.

– Trong trường hợp do VIRUS bệnh đau mắt thường chảy nước mắt nhiều, bị giảm thị lực, nổi hạch ngay trước tai và rất nhạy cảm với ánh sáng.

Đây là những triệu chứng chung của bệnh đau mắt đỏ, tuy nhiên bệnh có những trường hợp phối hợp các dấu hiệu, vì thế không nên dựa vào những triệu chứng trên để chẩn đoán và tự điều trị.

2. Các phương pháp điều trị bệnh đau mắt đỏ

Không tự ý điều trị bằng các loại thuốc điều trị viêm kết mạc khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ

Khi có các biểu hiện bất thường về mắt, người bệnh hãy đi khám bác sĩ mắt ngay để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng về mắt nếu để muộn.

Tuyệt đối không được tự điều trị theo mẹo, cách ở trên mạng hoặc truyền miệng, không xông các loại lá, không đắp hành củ, không nhỏ sữa mẹ… vào mắt.

Khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ không tự mua thuốc để điều trị vì có thể làm bệnh nặng hơn. Bệnh sẽ gây những hậu quả khôn lường khi điều trị không đúng cách, đúng thuốc: Viêm loét giác mạc, giảm thị lực, thậm chí mù lòa.

Điều trị toàn thân và điều trị tại mắt đối với bệnh viêm kết mạc do virus

Đau mắt đỏ do đâu?

Đau mắt đỏ do đâu?

2.1. Chữa trị toàn thân

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo. Không nên ăn kiêng quá mức dẫn đến cơ thể bị suy nhược khiến bệnh lâu khỏi. Thể trạng cơ thể cần được nâng cao để tăng miễn dịch cơ thể: Nên uống bổ sung các loại sinh tố trái cây cam, chanh, bưởi hoặc vitamin tổng hợp… trừ những thức ăn cơ thể người bệnh bị dị ứng.

Cách ly hợp lý và cần đeo khẩu trang y tế vì bệnh lây qua đường tiếp xúc

Để giúp bệnh mau lành cần ngủ đủ giấc để mắt có đủ thời gian nghỉ ngơi. Trong thời gian bị bệnh hạn chế tối đa các thiết bị điện tử

Tránh tiếp xúc với các loại khói: khói bếp, khói hương, khói xe, khói than củi vì dễ gây kích thích cho mắt, nên đeo kính chắn gió, bụi ….

Trong thời gian bị bệnh tránh bơi hoặc dây nước bẩn vào mắt

Không dụi mắt,dụi vì sẽ ảnh hưởng đến thị lực và làm tổn thương giác mạc (tròng đen) khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2. Chữa trị tại mắt

Sử dụng thuốc điều trị theo đơn đã kê của bác sĩ mắt đã chỉ định, dựa vào các tổn thương và tùy tình trạng bệnh tại mắt mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp đối với từng người bệnh như kháng viêm, kháng sinh, nước mắt nhân tạo… Thuốc tra mắt có thể là dạng hỗn dịch, dạng nước, dạng gel, hoặc mỡ

Cần tuân thủ liều lượng, thời gian, dùng thuốc theo đúng theo chỉ định của bác sĩ

Tuân thủ tra thuốc đúng cách: Không để đầu thuốc chạm vào mắt. Nhỏ từ 1-2 giọt đối với thuốc nước nhỏ; 1cm vào cùng đồ mi dưới đối với thuốc mỡ, gel. Tránh tra ra ngoài mắt gây khó chịu, lèm nhèm.

Để kiểm soát tiến triển của bệnh luôn khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu có những bất thường như các triệu chứng mắt đau hơn, nặng hơn, sưng hơn, chảy máu, chảy nước hồng hoặc sử dụng thuốc thấy có dấu hiệu bất thường cần phải đi khám hoặc gọi điện thoại cho bác sĩ của bạn ngay để được theo dõi sát sao hơn.

3. Các cách chăm sóc làm giảm triệu chứng khó chịu khi bị đau mắt đỏ

Bạn có thể chăm sóc mắt bằng cách chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề khi bị đau mắt đỏ do virus.

Cần chú ý nhiều hơn đến việc giữ gìn vệ sinh cho đôi mắt bằng cách rửa tay sạch, sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân khi bị đau mắt đỏ do vi khuẩn. Chú ý làm sạch quần áo, khăn rửa mặt, khăn tắm và phơi những nơi có nắng và có độ khô thoáng.

Cần nghỉ học, nghỉ làm vài ngày, cho mắt được nghỉ ngơi vì khi bị đau đỏ kèm theo các triệu chứng khó chịu ở mắt nếu vẫn tiếp tục học tập hay làm việc thì mắt sẽ lâu khỏi, dễ nhức mỏi. Cách này vừa giúp đôi mắt thư giãn, bớt căng thẳng hơn, vừa tránh lây bệnh cho người khác.

Trong thời gian bị bệnh cần chăm sóc mắt thật tốt.

Giảm thiểu biểu hiện của bệnh là một trong những cách bảo vệ thị lực và lấy lại sức khỏe đôi mắt tốt nhất. Cần có chế độ chăm sóc mắt, bổ sung dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ tích cực với điều trị bằng thuốc trong thời gian mắt bị bệnh.

Lưu ý khi chăm sóc

Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để rửa mắt hàng ngày. Vệ sinh bàn tay thật sạch sẽ trước khi tra thuốc vào mắt.

Người bệnh cần bổ sung trong thực đơn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, các vitamin C, D, B12, A  … có trong các loại rau như: cải bó xôi, cà rốt, rau cải, khoai lang, khoai tây… Các tiền tố benta-carotene có trong những thực phẩm này rất nhiều, chúng sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh, để bệnh có thể nhanh khỏi.

4. Các cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Mặc dù là một bệnh lành tính và dễ điều trị nhưng bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây nhiễm rất nhanh. Do đó, bạn nên:

– Rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn thường xuyên, tránh sử dụng chung các vật dụng với người bệnh ví dụ như khăn tay, bao gối, khăn chườm mắt …

– Không dùng chung chai thuốc nhỏ mắt với người bị đau mắt đỏ.

– Khi ra ngoài mang kính bảo vệ mắt, tránh tiếp xúc với môi trường làm việc khói bụi, ô nhiễm, …

– Khi đang có dịch bệnh hạn chế đi bơi.Phải dùng kính bơi nếu có đi để tránh mắt tiếp xúc với nước hồ bơi.Đặc biệt người dùng kính áp tròng cần tháo ra trước khi đi bơi để nước hồ bơi không vào kính gây ra viêm và đỏ mắt.Rửa mắt bằng dung dịch NaCl 0,9% (nước muối sinh lý) để vệ sinh mắt sau khi đi bơi

5. Lời kết

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết giúp bạn phòng tránh và có phương pháp điều trị căn bệnh đau mắt đỏ phù hợp với bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)