Quả nho – tác dụng, phân loại, trị bệnh và lưu ý quan trọng

Khi nhắc đến rượu vang chúng ta sẽ nghĩ đến nho đầu tiên. Loại quả này đã làm nên những thương hiệu rượu vang lừng danh thế giới. Trong đời sống hàng ngày, nho được yêu thích bởi mùi vị thơm ngon và có nhiều chất dinh dưỡng.

Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây để xem tác dụng và cách dùng trái nho hiệu quả nhé!

1. Công dụng tuyệt vời của trái nho 

1.1 Bảo vệ sức khỏe tim mạch 

Bệnh tim mạch xuất hiện là xuất phát từ thói quen hằng ngày của chúng ta. Chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol, nhiều muối làm xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, tình trạng béo phì, bị đái tháo đường, tăng huyết áp hay căng thẳng kéo dài cũng dẫn đến bệnh tim. 

Sử dụng nho thường xuyên giúp tim khỏe mạnh hơn. Bởi vì trong nho có polyphenol làm hạn chế hiện tượng cholesterol bị oxy hóa. Bác sĩ khuyên bệnh nhân bị bệnh tim cần bổ sung nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất vi lượng. Trong nho chứa nhiều vitamin C, vitamin PP, vitamin B1. Trong 100g nho tươi, chất xơ chiếm đến 2,4g.

Phòng chống tim mạch cần kết hợp giữa thể lực, dinh dưỡng và giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. 

Tác dụng của quả nho

Tác dụng của quả nho

1.2 Tốt cho não bộ 

Dân gian có câu: “ăn gì thì bổ nấy”, vậy ăn óc có bổ não không? Các nhà dinh dưỡng đã chỉ ra rằng tăng cường thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên sẽ giúp não bộ phát triển hơn. Cần hạn chế các chất béo động vật có hại cho sức khỏe

Đường trong trái cây giúp cân bằng đường huyết. Chất xơ có trong nho  giúp quá trình chuyển đường vào máu và tế bào chậm nên không gây hiện tượng đường huyết thay đổi đột ngột. Ngoài ra, cần bổ sung thực phẩm có chứa vitamin nhóm B. Trong nho có chứa vitamin B1 – có ích cho tế bào thần kinh. 

Lượng đường trong nho tạo năng lượng cho cơ thể để làm việc, học tập. 

1.3 Tăng tuổi thọ của con người

Để ngăn chặn lão hóa sớm, tăng tuổi thọ trung bình thì chất Resveratrol là rất cần thiết. 

Resveratrol là chất chống oxy hóa. Các gốc tự do tấn công vào tế bào, gây tích tụ khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh. Bổ sung các loại trái cây có màu tím như nho sẽ trung hòa lại các gốc tự do. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu và kéo dài tuổi thọ

Ngoài ra, bổ sung các quả mọng chứa Resveratrol giúp chúng ta có làn da khỏe mạnh và mịn màng. 

1.4 Chữa trị bệnh tiểu đường

Insulin là chất giúp giảm đường huyết. Sử dụng nho hoặc các sản phẩm chiết xuất từ nho hỗ trợ trong chữa trị bệnh tiểu đường. Trong nho có Resveratrol điều chỉnh và tăng độ nhạy của Insulin. Đó là lý do vì sao nói rằng, ăn nho giúp cải thiện bệnh tiểu đường. 

Tuy nhiên, đối với bệnh tiểu đường cần sử dụng nho cẩn trọng. Nho chứa một lượng đường lớn, nên dễ tạo nên cholesterol xấu, đường huyết sẽ không ổn định, gây nhiều biến chứng. 

Vì vậy, tùy vào tình trạng bệnh của mình, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nho trong thực đơn. 

Sử dụng quả nho bồi bổ cơ thể

Sử dụng quả nho bồi bổ cơ thể

1.5 Tăng cường thị lực

Lutein và zeaxanthin là chất cần thiết bảo vệ võng mạc. Hai chất này bảo vệ mắt bởi ánh sáng màu xanh có hại, giảm tia cực tím tác động trực tiếp vào mắt, tăng cường thị lực. Có thể bổ sung lutein và zeaxanthin bằng cách đưa nho đỏ vào thực đơn mỗi ngày. 

100g nho có 45mg vitamin C. Vậy vitamin C hỗ trợ gì cho mắt? Được biết rằng, mắt cần nhiều vitamin C để chống lại oxy hóa, ngăn chặn đục thủy tinh thể – căn bệnh thường gặp ở mắt. Vì vậy, bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin từ nho, cam, quýt sẽ giúp mắt luôn sáng và khỏe mạnh. 

1.6 Phòng chống ung thư

Nếu bạn là người có sở thích lột vỏ khi ăn nho thì hãy dừng lại nhé. Trong vỏ nho, đặc biệt là nho đỏ có chất phòng chống ung thư vô cùng hiệu quả. 

Ung thư dường như là một án tử đối với các bệnh nhân. Nếu bạn đang khỏe mạnh thì hãy ý thức hơn về việc bảo vệ sức khỏe. Resveratrol có chất oxy hóa mạnh và trung hòa được các gốc tự do. Chúng có tác dụng ngăn ngừa, ức chế hình thành các tế bào ung thư. Đối với bệnh nhân đang sử dụng xạ trị ung thư, ăn nho giúp cơ thể hình thành Resveratrol – giúp các tế bào ung thư nhạy hơn khi hóa trị. 

Ăn vỏ nho đỏ giúp hạn chế sự hình thành và phát triển của các loại ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, đại tràng, tuyến tụy và tuyến giáp. 

Ngoài ra, nho cung cấp chất xơ và các loại vitamin góp phần phòng ngừa ung thư. 

Quả nho

Quả nho

1.7 Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch 

Dịch bệnh Covid – 19 đang khiến thế giới phải khiếp sợ bởi sự nguy hiểm của nó. Mỗi người nên nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bằng cách ăn chín uống sôi, bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng. 

Trong các loại trái cây, nho chứa một hàm lượng lớn vitamin C, ngăn chặn virus xâm nhập vào cơ thể. Bổ sung vitamin A, C, D, E giúp có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Điều này không đồng nghĩa sẽ tránh bị lây nhiễm virus. Tuy nhiên, một cơ thể khỏe mạnh vẫn tốt hơn một cơ thể ốm yếu, gầy gò. 

Hiện tượng giao mùa cũng chuẩn bị đến nên đảm bảo hệ miễn dịch tốt sẽ tránh được các bệnh ho, cảm, sốt,…

1.8 Điều trị táo bón

Táo bón là hiện tượng khó đi ngoài, đau rát hậu môn sau khi đi WC. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu chất xơ, không đủ nước để phân mềm nên phải rặn mạnh mới đi được. 

Bổ sung các loại rau, củ, quả có nhiều chất xơ, trong đó có nho là một giải pháp điều trị bệnh táo bón. Ngoài ra, cần bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên. 

Mặc dù, táo bón là hiện tượng đôi khi mới xảy ra nhưng kéo dài sẽ gây nguy hiểm. Đối với ai hay bị táo bón nên thay đổi thực đơn cũng như thăm khám bác sĩ. Bởi vì, nếu kéo dài sẽ gây ra viêm đại tràng hoặc ung thư đại tràng. 

Những ai nên ăn nho

Những ai nên ăn nho

1.9 Giảm cân

Sử dụng nho kết hợp tập thể dục là biện pháp giảm cân hiệu quả. Lựa chọn nho duy trì vóc dáng thì đừng bỏ vỏ và hạt. Tổng thể một trái nho: vỏ, thịt, hạt có hợp chất tanin, phù hợp cho việc giảm cân tự nhiên. 

Tuy nhiên, nho là trái cây chứa nhiều đường. Sử dụng 200-400gr nho mỗi ngày là phù hợp. Đừng lạm dụng quá nhiều sẽ gây phản ứng ngược. 

1.10 Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Trong bảng thành phần dinh dưỡng cho thấy, 100g nho thì sắt chiếm 1,4mg. Sắt là thành phần tạo hồng cầu cho cơ thể. Biểu hiện cơ thể khi thiếu sắt là người mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn,. Việc bổ sung nho giúp cơ thể giảm bớt stress trong cuộc sống. 

Hãy lựa chọn nho đỏ, nho xanh để bổ sung sắt. Các loại nho tối màu sẽ khiến cơ thể giảm lượng sắt. 

2. Phân biệt nho xanh, nho đỏ, nho tím và nho đen

2.1 Nho xanh và công dụng

Nho xanh được trồng nhiều nhất tại Ninh Thuận. Hiện nay, loại nho xanh không hạt Ninh Thuận rất được yêu thích. 

Thời điểm thu hoạch nho xanh ở nước ta bao gồm ba mốc: tháng 12 – tháng 1, tháng 4-  tháng 5 và tháng 9 – tháng 10. 

Nho xanh có tác dụng nhiều trong việc làm đẹp. Bổ sung chất dinh dưỡng từ nho xanh giúp chúng ta có làn da mịn và khỏe. 

2.2 Nho đỏ và công dụng 

Nho đỏ có rất nhiều loại, có thể kể đến nho đỏ Mỹ Candy Heart, nho đỏ Mỹ King’s Crown, nho đỏ Chambourcin,… Các giống nho đỏ có nguồn gốc từ Mỹ, Úc, Pháp hay Nam Phi đang được người Việt Nam rất ưa chuộng. 

Vỏ màu đỏ tươi, ngon, ngọt, không hạt là những ưu điểm mà mọi người chọn nho đỏ để biếu quà. 

Nho đỏ có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm thiểu cholesterol xấu, tăng cường cholesterol tốt cho cơ thể. 

2.3 Nho tím và công dụng 

Giống nho tím có nguồn gốc từ Pháp. Nho tím có kích thước to hơn, trái ngon ngọt. 

Bổ sung thực phẩm có màu tím giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư, chống lại các gốc tự do có hại cho cơ thể. Ngoài ra, nho tím giúp giảm lão hóa, tăng cường thị lực.

2.4 Nho đen và công dụng

Nho đen trên thị trường hiện nay có nguồn gốc từ Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Loại trái cây này tốt cho những bệnh nhân trị tiểu đường. Chúng có resveratrol, kích thích insulin trong cơ thể. Ăn nho đen thường xuyên giúp ngăn ngừa cách bệnh mất trí nhớ, Alzheimer,…

3. Sử dụng và bảo quản nho như thế nào cho đúng cách 

3.1 Ăn nho có nên bỏ vỏ

Câu trả lời là: ăn nho không nên bỏ vỏ. Vì vỏ nho có chứa rất nhiều chất oxy hóa. Ăn nho nguyên vỏ giúp phòng chống bệnh tim mạch, trẻ lâu đặc biệt vỏ nho tím giúp giảm huyết áp. Nên ăn cả vỏ và hạt nho sẽ có lợi cho sức khỏe. 

Tuy nhiên, để phát huy tác dụng của vỏ nho chúng ta cần rửa sạch nho. Trong quá trình trồng có thể trên vỏ dính thuốc bảo vệ thực vật, nguy hiểm cho sức khỏe. 

Sử dụng baking soda, giấm, muối, bột mì,… để làm sạch nho.

3.2 Bảo quản nho

Mọi người khi đi mua nho hãy chú ý vào cuống và hình dáng nho. Cuống cứng, xanh là nho tươi mới thu hoạch. Đối với nho héo hoặc có hóa chất thì cuống mềm, nâu đen. Về hình dáng, lựa những trái căng mọng, không dập, có lớp phấn chứng tỏ nho ngon và ngọt. 

Tùy vào từng mục đích sử dụng, chúng ta có biện pháp bảo vệ khác nhau:

  • Bảo quản nho tươi như sau:
  • Tách nho chín và nhớ đưa trái chín ra bọc riêng, vì có quả chín sẽ khiến cả chùm chín theo;
  • Không rửa nếu muốn để lâu, trường hợp ăn liền sau đó thì hãy nên rửa;
  • Đưa vào túi đựng thực phẩm, có lỗ thoáng khí;
  • Để trong tủ lạnh ngăn mát. 
  • Bảo quản nho khô
  • Không để nơi có ánh nắng trực tiếp. Bảo quản nho khô nơi thoáng mát, tránh côn trùng;
  • Nho khô bỏ vào túi, để ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản trong vòng 06 tháng kể từ khi mở túi.
  • Bảo quản rượu nho 
  • Rượu đựng trong chai kín, không để hở;
  • Để ngăn mát tủ lạnh
  • Thời hạn sử dụng trong vòng 01 tuần để rượu không mất hương vị thơm ngon

Kết 

Một trái nho có vẻ nhỏ nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng không ngờ. Để bảo vệ sức khỏe, mọi người nên sử dụng nho thường xuyên. Không chỉ nho tươi mà các sản phẩm từ nho cũng rất tốt. Hãy là người tiêu dùng thông thái, chọn lựa nho có nguồn gốc rõ ràng và an toàn cho gia đình bạn nhé. 

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)