Ý Dĩ là gì? 34+ tác dụng của hạt ý dĩ – cách dùng và lưu ý

Cái tên hạt ý dĩ thì có vẻ còn xa lạ lắm. Nhưng nếu nói là hạt bo bo thì ai mà không biết. Ở cái thời đói kém thì bo bo chính là hạt vàng đấy! Rất nhiều người trong số chúng ra đã lớn lên nhờ hạt bo bo. Như vậy có thể thấy được bo bo là một loại ngũ cốc rất quen thuộc và ngon miệng đúng không? 

Hạt ý dĩ

Hạt ý dĩ

Nhưng mấy ai biết, bo bo lại còn là vị thuốc quý nữa chứ! Ngay từ thời ông bà ta thì bo bo đã được dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc chữa bệnh. Nhờ nó mà nhiều căn bệnh đơn giản hay khó nhằn đã được đánh tan. Sau đó thì người ta hay nhớ đến nó là 1 loại ngũ cốc hơn là 1 loại thảo dược. 

Nhưng liệu bạn có biết ý dĩ chữa được bệnh gì chưa? Nó chữa bệnh theo cách gì? Công dụng của hạt ý dĩ ra sao? Đối tượng dùng nó là ai?… Chắc chắn còn rất nhiều câu hỏi khác nữa. Mà những người đang có ý định dùng hạt ý dĩ băn khoăn. 

Để giúp các bạn có được câu trả lời cho những thắc mắc đó thì hãy đọc bài viết này. Bạn sẽ không còn hoang mang khi dùng hạt ý dĩ nữa. Hay đơn giản hơn là bạn biết dùng nó sao cho đúng. Và đương nhiên là đạt được kết quả tốt trong trị bệnh rồi. 

Mục lục

1. Hạt ý dĩ là gì? Đặc điểm của hạt ý dĩ

Nhiều sách người ta gọi ý dĩ với cái tên khác nhau. Ví dụ như tây phiên thuật, ý mễ chây, giải lễ, bồ lô ốc viêm, khởi mục, ngọc mễ. Cũng có thể là hồi hôi mễ, thảo châu phi hay ý mễ nhân, ý châu tử. Nhìn chung là có rất nhiều tên. Nhưng khoa học chỉ gọi nó là Coix lachryma jobi L. Và xếp cây ý dĩ vào giống cây thuộc họ lúa mà thôi.

1.1 Cây ý dĩ là cây gì? Đặc điểm của cây ý dĩ là gì?

Cây ý dĩ là cây thân thảo có hàng năm. Chiều cao của nó chỉ đạt từ tầm 1m đến 1,5m mà thôi. Thân cây nhẵn và có các vạch dọc chạy theo thân. 

Lá cây nhỏ và dài giống lá mía với đầu nhọn. Mỗi lá chỉ to tầm 1 đốt ngón tay nhưng dài tới hơn 40cm. Ở giữa có gân to nổi rõ lên. Cùng với đó là các gân song song với nhau cũng nổi rõ. 

Các hoa mọc ra từ kẽ lá là hoa đơn tính và cùng gốc với nhau. Chúng sẹ chụm lại thành bông. Theo thứ tự cứ hoa đực trên hoa cái dưới. Mỗi hoa có 3 nhị. Quả của cây là quả đĩnh có lá bắc bọc bên ngoài.

Quả hình cầu hoặc hơi tròn. Đáy quả rộng và hơi bằng 1 chút trong khi đỉnh thì tròn đầy. Môi quả dài tầm 5 đến 7mm và chỉ rộng tầm đầu đũa thôi. Bên ngoài có màu trắng hoặc hơi pha vàng.

Ở mặt sau của quả có 1 rãnh thật sâu. Rãnh sâu lòng màu nâu hơi xù xì tý. Phần cuống của hạt cũng thụt vào trong và có 1 chấm nhỏ màu nâu. Hạt nhìn chung là cứng. Đập ra thì bên trong có bột màu trắng. Hạt không mùi nhưng hơi ngọt.

Tác dụng của hạt ý Dĩ

Tác dụng của hạt ý Dĩ

1.2 Cây ý dĩ có nhiều ở đâu? Người ta thu hái nó như thế nào?

5 năm trước ý dĩ mọc hoang ở nước ta với số lượng lớn. Nó hay mọc hoang ở ven suốt. Nhưng hiện nay do nhu cầu tăng cao, người ta đã khai thác quá đà nên tự nhiên không còn nhiều. Thay vào đó họ đã trồng để lấy hạt cung cấp cho thị trường. Một số tỉnh trồng nhiều là Lai Châu, Nghệ An hay Thanh Hóa.

Mỗi năm người ta chỉ thu hái hạt vào độ tháng 8 hoặc 9 âm lịch mà thôi. Thời điểm này hạt vừa đủ già mà cây cũng đã héo. Người ta sẽ cắt cả cây mang về rồi đập lấy hạt. Sau đó hạt đem phơi khô để bảo quản.

Khi tách hạt người ta chỉ lấy nhân thôi còn vỏ cứng và màng thì bỏ đi.

1.3 Công dụng của hạt ý dĩ đã được nghiên cứu

Dù là Đông y hay Tây y người ta đều đã tiến hành nghiên cứu hạt ý dĩ. Đương nhiên với mỗi nền y học thì người ta lại tìm ra nhiều công dụng khác nhau của hạt ý dĩ. Nhưng chung quy lại thì nó vẫn giúp ích cho cơ thể con người. Vậy cùng tìm hiểu xem công dụng của nó như thế nào theo nghiên cứu của từng nền y học nhé!

Tây y nghiên cứu hạt ý dĩ

Chiết dầu từ hạt ý dĩ với liều lượng vừa đủ sẽ có tác dụng trực tiếp lên hệ hô hấp. Dùng liều bình thường hô hấp tót. Dùng liều cao hô hấp bị ức chế. dịch chiết từ hạt ý dĩ còn có tác dụng giúp phế quản giãn nở.

Theo nhiều báo cáo thì hạt ý dĩ có thể ức chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể.

Vào những năm 1920 người ta thử chích dịch chiết từ hạt ý dĩ vào ếch. Thì thấy cơ của chúng giảm và ngừng cơ bóp. Có thể nói tác dụng này ảnh hưởng đến cơ trơn. Nhưng lại không ảnh hưởng đến thần kinh. Vì trong dịch chiết có Coixol giúp cơ trơn giãn ra.

Hạt ý dĩ có tác dụng gì?

Hạt ý dĩ có tác dụng gì?

Đông y nghiên cứu hạt ý dĩ

Theo nghiên cứu hạt ý dĩ ngọt, nhưng hơi nhạt mát và không có độc. Chính vì thế mà được dùng để giảm khí nóng, chữa phong thấp, tiêu thũng. Xương cốt khó chịu, không thoải mái. Người bình thường nấu ý dĩ ăn cũng tốt.

Ngoài ra nó còn được dùng để trị nhiệt, gân có rút, nôn ra máu mủ hay ho có đờm. Hoặc lục phủ ngũ tạng có độc.

Công dụng ở trong nhiều nghiên cứu khác

 Từng có kinh nghiệm chữa thấp cước khí và can cước khí từ hạt ý dĩ. Kết quả rất tốt.

Tính vị của hạt ý dĩ tốt cho phế và tỳ. Từ đó giúp thanh nhiệt hay khu phong tốt. Đem hạt nấu cơm hay xôi còn điều trị được khí lạnh. Nấu nước điều trị khỏi lậu hay lợi thủy.

Ý dĩ vừa thanh nhiệt vừa điều trị được tê thấp. Hơn nữa vì nó có màu trắng nên đi vào phổi là chính. Tính vị hàn nên giải nhiệt được. Vị ngọt sẽ đưa vào tỳ. Nhưng dù thế thì nó giải nhiệt thì ít mà chữa tê thấp thì nhiều. Chính vì thế nếu có biểu hiện thủy thũng, cước khí, phế ung, tiêu chảy, lỵ. Thì cần dùng hạt ý dĩ ngay.

Hạt ý dĩ sẽ làm cho khí huyết trong cơ thể được điều hòa. Từ đó mà cơ thể hay xương cốt nhẹ nhõm hơn nhiều. 

Nhìn chung ý dĩ và bạch truật không có tính vị giống nhau. Bạch truật nóng ấm dùng để bổ tỳ là chính. Còn ý dĩ lại thanh nhiệt và lợi thủy. Dùng cả 2 thảo dược này thì công dụng sẽ bằng 0.

Nếu ý dĩ sao kiện tỳ thì ý dĩ sống lại bổ tì, giúp tiêu đờm, tiêu mủ. Hơn nữa cũng có thể tiêu thũng, trừ tả.

Nấu ý dĩ ăn uống bình thường cũng tốt cho sức khỏe.

Xem thêm:

2. Ý dĩ dùng để trị bệnh gì? 34 tác dụng thần dược của hạt ý dĩ

Hạt ý dĩ như bạn có thể thấy nó có nhiều công dụng. Đã được cả y cổ truyền và y hiện đại chứng minh rồi. Vậy để cụ thể hóa các công dụng đó thì bạn cần làm gì? Sử dụng nó với các vị thuốc ra sao để thu được kết quả tốt nhất. Dưới đây sẽ là các bài thuốc cho bạn tham khảo. Hoặc cân nhắc sử dụng. 

1. Người bị phong thấp, càng về chiều càng đau

Cam thảo và ý dĩ mỗi thứ 40g. Thêm 120g ma hoàng và 30g hạt hạnh nhân. Cho vào nồi nấu với 4 bát nước. Đến khi cạn còn 1,5 bát thì gạn ra. Cho thêm 3 bát nước nữa vào nấu đến khi còn 1 bát. Trộn 2 lần nước này lại với nhau rồi đun tiếp đến khi còn 1 bát mới uống. Khi uống chia 3 lần.

2. Mụn mủ chưa vỡ

Bại tương và ý dĩ mỗi vị đúng 40g. Thêm 8g phụ tử rồi đem tất cả nấu nước uống là được.

Thược dược, đan sâm môi vị đúng 48g. Ý dĩ, cát cánh, mạch môn mỗi thứ đúng 40g. Thêm cam thảo, phục linh, sinh khương, mẫu đơn bì, bại tương mỗi vị 24g. Cùng với đó là 60g sinh địa. Đem tất cả nấu nước uống là được.

3. Họng đột nhiên bị đau và sưng

Lấy hạt ý dĩ nhai chậm và nuốt sẽ khỏi

4. Tiểu khó, người nóng nảy

Hạt ý dĩ cho vào nồi nấu với 400ml nước đến còn ½ thì đem uống. Có thể thêm 40g nho khô hoặc 16g cam thảo để nấu uống cùng cũng được.

Lưu ý khi sử dụng hạt ý dĩ

Lưu ý khi sử dụng hạt ý dĩ

5. Ngực đau chạy từ bên này qua bên kia

Mỗi lượng các nguyên liệu ngũ gia bì, ngưu tất, ý dĩ, cam thảo, thạch hộc, sinh địa bằng nhau. Đem nấu nước uống là được.

6. Phế phát quyết

Thạch hộc, hoàng bá, ý dĩ nhân, tỳ giải, mạch môn, sinh địa, mộc qua. Cứ tùy lượng mà lấy miễn sao hỗn hợp tầm 120 đến 160g là được. Nghiền bột các nguyên liệu này lên rồi hòa với nước sôi để uống. Nếu kỹ hơn thì đem nấu nước 3 lần uống cũng được.

Khi nào uống lấy tầm 2 chén rưỡi chia đều 3 bữa mà uống.

7. Khí lạnh

Giã ý dĩ cho sạch rồi đem nấu cơm ăn hằng ngày.

8. Suyễn hoặc thủy thũng

Giã nát 80g úc lý nhân ra rồi lọc lấy nước cốt. Nước đó nấu với gạo thành cơm. Cơm này ăn 2 bữa mỗi ngày.

9. Ho ra máu hoặc mủ

4 lạng hạt ý dĩ giã vỡ rồi nấu với 3 bát nước. Đun cạn còn 1 bát thì thêm rượu vào uống nóng mới tốt.

10. Khạc ra máu

Lấy 3 bát ý dĩ nhân rồi giã nát ra. Cho vào nồi nấu với  5 bát nước. Đun cạn đến khi còn 2 bát thì lấy nước đó thêm rượu vào uống. Chai ra 2 lần để uống nóng.

11. Môi miệng phù

Mỗi nguyên liệu sau bạn lấy lượng bằng nhau là được. Ý dĩ nhân, xích tiểu đậu, chích thảo và phòng kỷ. Chú ý là xích tiểu đậu và ý dĩ đã sao rồi. Khi nào dùng lấy 16g đem nấu với 3 lát gừng tươi để uống nước. Nên nhớ uống ấm.

12. Ho, đờm

40g cát cánh, cam thảo gấp đôi lên, 120g ý dĩ nhân. Đem tất cả nghiền bột. Khi nào dùng thì lấy 1 thìa cà phê to cùng với ít gạo nếp để nấu uống sau ăn.

13. Răng đau, sâu

Nghiền bột cát cánh và hạt ý dĩ ra rồi đắp vào chỗ răng đau hoặc răng sâu.

14. Ruột có mụn

2g bại tương, ý dĩ nhân gấp đôi lên 0,8g phụ tử. Đem các nguyên liệu nghiền bột rồi lấy 4g nấu nước nước để uống hết.

15. Trẻ em bị yếu, chân tay không có lực

Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau với số gam phù hợp. Miễn sao đều bằng nhau là được. Gồm có khương hoạt, tần cử, toan táo nhân, ý dĩ nhân, đương quy. Đem nghiền bột rồi vo viên lại. Mỗi lần lấy tầm 4 đến 6g cho bé uống.

16. Trẻ nhỏ tay chân yếu mềm

Phòng phong, đương quy, ý dĩ nhân, toan toán, khương hoạt mỗi vị đúng 40g. Đem nghiền bột rồi vo viên lại. Khi nào dùng thì lấy đúng 4g để uống là được.

17. Đầu lở loét, thai bị nhiễm độc

ý dĩ hạt 30g, thổ phục linh gấp đôi lượng, đại hoàng giảm ½. Đem tất cả nghiền bột rồi vo viên như viên đạn to. Ngày uống 1 viên là được.

18. Suy dinh dưỡng dẫn đến phù thũng

Ý dĩ 80g, tán bột, nấu với Gạo thành cháo ăn (Ý Dĩ Nhân Chúc – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

19. Ít nước tiểu, phù thũng

40g đông qua bì, 40g xích tiểu đậu, 40g ý dĩ đem nấu cháo với nhau để ăn.

20. Tiểu khó, người ra nhiều mồ hôi

Trúc diệp, liên kiều, phục linh, mỗi thứ 12g. Thêm 20g ý dĩ, 16g hoạt thạch, 8g thôn thảo, 4g bạch khấu nhân. Cho vào nồi nấu với nước để uống.

21. Ho có đờm chứa mủ và máu

40g lô căn, ý dĩ gấp đôi lượng, 24g đông qua nhân, 8g đào nhân. Cho vào nồi để nấu nước uống.

22. Đi ngoài

20g xa tiền tử, ý dĩ gấp đôi lượng. Cho vào nồi nấu nước uống.

23. Trẻ bị rôm sảy

30g ý dĩ, bí đao gấp đôi lượng lên rồi nấu cháo 2 nguyên liệu này cho trẻ ăn. Ngày ăn 2 bữa liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy có kết quả.

24. Cảm cúm

Để ngừa bệnh cảm cúm thì cứ lấy hạt ý dĩ mà nấu nước rồi uống thay trà là được.

25. Tốt cho tiêu hóa của trẻ

Sữa đặc hay sữa bột uống lâu ngày sẽ bị nóng. Chưa kể nếu pha đậm nhạt khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Lúc này tốt nhất mẹ nên dùng ý dĩ nấu nước rồi cho trẻ uống. Để giúp tiêu hóa của trẻ khỏe hơn.

26. Ngăn bệnh ở trẻ nhỏ

Nhìn vào nước tiểu của trẻ nhỏ có thể đoán được tình trạng sức khỏe của bé. Nếu nước tiểu ít, khai lại có màu vàng đậm thì khả năng cao bé sắp bị bệnh. Lúc này lấy ý dĩ để nấu nước rồi thêm chút đường vào cho bé uống. Chẳng bao lâu mà nước tiểu sẽ bình thường lại. Như vậy bé sẽ không còn nguy cơ bị bệnh nữa.

27. Tiểu ra sỏi

Lấy 1 nắm ý dĩ vừa nấu với nửa lít nước. Đun cạn còn ½ thì chia ra uống nhiều lần. Sau 1 tuần là thấy có hiệu quả.

28. Làm thuốc bổ

Bách hộ, thiên môn và mạch môi mỗi thứ 5g. Thêm tang bạch bì 5g và 10g ý dĩ nữa. Đem nấu tất cả với 1l nước. Nấu đến khi còn ⅓ thì chia nước ra 3 bữa uống sau ăn 20p.

29. Người bị vàng da

Dùng 1 nắm nhỏ rễ ý dĩ khô để nấu nước uống mỗi ngày là được.

30. Người bị dạ dày hoặc đại tràng

  • Dùng 100g hạt ý dĩ sao vàng lên.
  • Bỏ vào ấm và sắc lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày.

31. Người bị phong tê thấp

  • Chuẩn bị thổ phục linh 20g và ý dĩ gấp đôi lượng lên
  • Cho vào ấm nấu với 800ml nước đến khi cạn còn ½ 
  • Chia nước ra uống sau ăn 15p sẽ có hiệu quả

32. Khí hư nhiều

  • Cho vào nồi nấu hồng táo 12g với rễ ý dĩ 30g
  • Nước chia ra uống 2 bữa trong ngày

33. Ổn định chu kỳ kinh

Trước khi đến chu kỳ chừng 5 ngày thì bạn lấy rễ ý dĩ khô 1 nhúm rồi nấu với nước để uống.

34. Mẹ sau sinh nhiều sữa hơn

Hạt ý dĩ sao vàng rồi lấy 1 nhúm vừa phải nấu với móng giò và gạo nếp. Có thể thêm lá sung vào để nấu cháo ăn mỗi ngày.

3. Dùng hạt ý dĩ để làm đẹp

Hạt ý dĩ để chữa bệnh thì nhiều người đã biết. Nhưng chẳng mấy ai biết hạt ý dĩ còn có công dụng làm đẹp nữa. Nhiều chị em đã áp dụng cách dùng hạt ý dĩ để làm đẹp. Kết quả cho thấy rất khả quan đấy! Bạn cũng có thể áp dụng cách làm đẹp tự nhiên này xem sao? 

3.1 Công dụng của hạt ý dĩ trong việc làm đẹp

Từ cách đây hàng trăm hàng nghìn năm, các cung tần mỹ nữ thời Trung Hoa phong kiến đã dùng bột ý dĩ để làm đẹp. Cách đơn giản nhất là trọn cùng mật ong để làm mặt nạ chăm sóc da. 

Thời gian gần đây các chuyên gia về làm đẹp của Nhật cũng đã thấy được công dụng tuyệt vời của ý dĩ. Nhất là trong việc làm sáng da và trị sẹo.

  • Mặt nạ từ bột ý dĩ vừa trị sẹo vừa làm trắng da
  • Đánh bay tàn nhang hiệu quả
  • Đốt cháy mỡ thừa tốt
  • Làm sạch da mặt dịu nhẹ và an toàn.

3.2 Cách dùng hạt ý dĩ để làm đẹp

Tùy vào tình trạng của bạn mà bạn sử dụng các cách dưới đây để phù hợp với bản thân. Các cách này an toàn nhưng cần bạn thực hiện thời gian dài. Thì mới thu được kết quả. Chứ không thể 1 sớm 1 chiều được. 

Dùng thay cho sữa rửa mặt

Bạn cứ lấy hạt ý dĩ nghiền thành bột rồi cất đi để dùng dần. Tùy vào số lượng hạt ý dĩ bạn có.

Khi nào dùng lấy tầm 3 đến 4 thìa cà phê to bột ý dĩ ngâm với nước ấm 1 đêm cho lên men. Sáng ra thì lấy hỗn hợp đó để rửa mặt. Dùng 1 tuần là bạn đã thấy được công dụng tuyệt vời của nó rồi.

Làm mặt nạ dưỡng sáng da

Mọi người kháo nhau rằng bột nghiền từ hạt ý dĩ ngày xưa chỉ được cung tần mĩ nữ dùng làm đẹp thôi. Rất hiệu quả luôn.

Cách thực hiện như sau:

  • Trộn đề 2 thìa mật ong với 1 thìa bột ý dĩ.
  • Sau đó thêm chút nước vào thành hỗn hợp rồi dùng chổi mềm thoa lên mặt. Hoặc các vùng da cần chăm sóc. Đây là loại mặt nạ không chỉ dưỡng dã mà còn đánh bay tàn nhanh hiệu quả.

Đánh tan mỡ thừa

hạt ý dĩ, lá sen khô, táo mèo khô mỗi thứ đúng 10g. Cho vào nồi nấu với 1000ml nước để uống nhiều lần trong ngày. Sau 1 tháng bạn uống nước này cùng với chế độ sinh hoạt khoa học thì sẽ có kết quả tốt.

Xem thêm:

4. Những điều cần chú ý khi dùng hạt ý dĩ

Bạn thấy đấy, hạt ý dĩ có rất nhiều công dụng đúng không? Từ việc chữa bệnh cho đến tác dụng làm đẹp. Công dụng nào cũng đã được nhiều người áp dụng. Và thu được kết quả tốt. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc này để điều trị bệnh. Nhưng cũng cần cân nhắc xem mình thuộc trường hợp nào nhé! 

Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi dùng hạt ý dĩ để chữa bệnh. Có như vậy thì sức khỏe của bạn mới an toàn được. Cùng tìm hiểu nhé! 

4.1 Những người nên dùng hạt ý dĩ để trị bệnh

  • A cũng có thể lấy bột ý dĩ để làm đẹp
  • Những người tiểu ra sỏi, phổi có bệnh
  • Người bị xương khớp
  • Người đang muốn giảm cân
  • Người có bệnh về gan hoặc bị vàng da do nhiều nguyên nhân

4.2 Những người tốt nhất không nên dùng hạt ý dĩ  chữa bệnh

Những người dưới đây nếu có dùng hạt ý dĩ thì cần cẩn thận.

  • Đang dùng thuốc đặc trị
  • Mẹ bầu hoặc mẹ có con bú thì cần dùng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Ai đã và đang bị dị ứng đối với ý dĩ hoặc các thành phần trong đó thì không dùng
  • Thậm chí các loại thảo mộc kết hợp cùng hạt ý dĩ nếu mà dị ứng cũng bỏ qua.
  • Nếu bệnh tình của bạn không ổn định hoặc mắc nhiều bệnh một lúc thì cần cân nhắc.

Hãy chắc chắn về lợi và hại của hạt ý dĩ rồi hãy dùng. Mà để tốt nhất  thì nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho an toàn.

  • Nếu bạn đang dùng các thuốc điều trị tiểu đường như  tolbutamide, glyburide,glipizide hay là glimepiride,… Thì cần chú ý khi dùng hạt ý dĩ. Vì kết hợp lại thì đường huyết của bạn sẽ giảm nhanh đáng kể.

Nhìn chung là hạt ý dĩ có nhiều công dụng. Nhưng đồng thời cũng có nhiều tác dụng phụ. Vì thế khi sử dụng bạn cần lưu ý cho tốt. Để yên tâm thì hãy hỏi bác sĩ điều trị để có thể tìm được cách sử dụng cho hợp lý nhất.

4.3 Hạt ý dĩ có độc không?

Đã thực nghiệm và chỉ ra thỏ dùng với liều lượng từ 1 đến 1,5g.kg sẽ có hại. Còn chuột thì từ 5 đến 10g/kg. Như vậy nếu người dùng quá nhiều cũng sẽ bị ngộ độc.

4.4 Liều lượng nên dùng

Nhìn chung là ý dĩ có thể dùng tươi hay khô đều được. Không có liều lượng cố định cho mỗi bệnh nhân. Tốt nhất là bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra liều lượng thích hợp cho mình.

Nhưng tốt nhất là không dùng quá 80g mỗi ngày là được.

4.5 Cẩn thận khi mua hạt ý dĩ

Ngày nay rất nhiều các cửa hàng bán đông dược mọc lên. Nhưng chất lượng như thế nào lại là điều mà không mấy ai rõ. Chính vì thế nếu có ý định sử dụng hạt ý dĩ để chữa bệnh thì bạn cần tìm được nơi uy tín để mua hạt này. Có như vậy thì hiệu quả chữa bệnh mới tốt. Cơ thể cũng không có gì nguy hiểm.

Nhìn chung ở các địa điểm như phòng khám đông y, phòng chữa trị YHCT đều có bán loại này. Nhưng dù thế nào bạn cũng cần tìm nơi uy tín, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Cơ sở đó có giấy phép kinh doanh là được.

5. Kết luận

Như vậy có thể thấy được, hạt ý dĩ là một loại thực phẩm tốt. Bản thân nó là 1 loại ngũ cốc độn cùng với cơm. Nhưng vì nó có nhiều dinh dưỡng nên hoàn toàn có thể dùng riêng. Mà không chỉ dừng lại ở việc làm thực phẩm tốt đâu. Mà nó còn làm thuốc chữa bệnh cũng tuyệt nữa. Cứ nhìn vào bảng công dụng của nó thì sẽ thấy! Nó có nhiều công dụng như thế nào mà. 

Nhưng điều đó không có nghĩa bạn dùng nhiều thì càng tốt đâu nhé! Chỉ cần dùng đú và đủ liều đã tốt cho cơ thể rồi. Đừng tham lam dùng quá nhiều làm gì vì chỉ khiến cơ thể bạn gặp nguy hiểm thôi. Bạn thấy thần dược cũng thế cả thôi mà. Chứ đừng nói gì đến hạt ý dĩ. 

Dù sao thì với bài viết này chúng mình tin các bạn cũng đã biết được tác dụng của hạt ý dĩ rồi. Từ đó mà có thể biết được sử dụng nó để trị bệnh cho mang lại kết quả cao. Đồng thời ngăn ngừa được nhiều căn bệnh khác. Đương nhiên là đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ. Để điều trị được như ý nhất nhé! 

Và nếu sử dụng thành công rồi thì chia sẻ để nhiều người biết đến hơn nhé! Hi vọng các bạn sẽ luôn khỏe mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)